Giải Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 82 SGK Địa lí 12: Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005.

Giải Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ảnh 1)

Trả lời:

Nhìn chung cơ cấu GDP có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có tỉ trọng giảm khá nhanh từ 38,7% (năm 1990) xuống 21% (năm 2005).

- Khu vực công nghiệp xây dựng tăng khá nhanh và liên tục từ 22,7% (năm 1990) lên 41% (năm 2005).

- Khu vực dịch vụ mặc dù có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (năm 2005: 38%).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 84 SGK Địa lí 12: Phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?

Giải Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ảnh 2)

Trả lời:

- Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:

+ Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước từ 40,2% (năm1995) xuống còn 38,4% (năm 2005), nhưng đây vẫn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế, quản lí các ngành kinh tế, các lĩnh vực then chốt chủ đạo.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất từ 6,3% (năm 1995) lên 16% (năm 2005) thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước.

+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng giảm về tỉ trọng, chỉ có khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 7,4% (năm 1995) lên 8,9% (năm 2005).

- Ý nghĩa sự chuyển dịch:

+ Nhìn chung cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập với thế giới.

Câu hỏi và bài tập (trang 86 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 86 SGK Địa Lí 12: Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

 

Thành phần kinh tế

 

Lãnh thổ kinh tế

 

Trả lời:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

 

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

- Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp

-Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ

Thành phần kinh tế

- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế.

- Kinh tế tư nhân có xu hướng tăng tỉ trọng.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Lãnh thổ kinh tế

- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : miền Bắc, miền Trung, phía Nam.

- Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm thu hút đầu tư đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

 
Bài 2 trang 86 SGK Địa Lí 12: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta (giá thực tế)

(đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

129140,5

183342,4

Lâm nghiệp

7673,9

9496,2

Thủy sản

26498,9

63549,2

Tổng số

163313,3

256378,8

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm.

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Phương pháp giải:

- Sử dụng kĩ năng tính toán, xử lí số liệu thống kê:

- Sử dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

- Tính toán xử lí số liệu thống kê:

+ Công thức:

Giải Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ảnh 3)

+ Áp dụng ta có:   Tỉ trọng ngành nông nghiệp (năm 2000) = 129140 , 5163313 , 3  .100 % = 79 , 1 ( % ) 

⟹ Tương tự ta tính được tỉ trọng của các ngành còn lại trong hai năm 2000 và 2005.

(kết quả ở bảng dưới)

- Đọc bảng số liệu: đọc theo hàng ngang để thấy sự thay đổi tỉ trọng của từng ngành trong cơ cấu nông nghiệp (tăng hay giảm).

Trả lời:

a) Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm :

(đơn vị:%)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,6

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thủy sản

16,2

24,7

Tổng số

100

100

b) Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

Lý thuyết Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 

- Nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoám hiện đại hóa đất nước.

I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

* Xu hướng chung:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

=> Xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

- Khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

+ Trong nông nghiệp: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.

- Khu vực II:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh về giá cả, phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khu vực III:

+ Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

=> Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

II. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới:

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trong nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn được Nhà nước quản lý.

- Tỉ trọng kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) tăng.

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn và tỉ trọng có xu hướng giảm.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

 => Ý nghĩa: Phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.

III. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL), vùng chuyên canh cây công nghiệp (TN, ĐNB, TD & MN BB), khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,....

 => Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

=> Đây là những vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển, có tác dụng quan trọng, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.


Đánh giá

0

0 đánh giá