Giải SGK Địa Lí 12 Bài 17 (Cánh diều): Thương mại và du lịch

1.3 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 17: Thương mại và du lịch sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 17: Thương mại và du lịch

Mở đầu trang 86 Địa Lí 12: Nước ta đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành dịch vụ được chú trọng và phát triển, trong đó có thương mại và du lịch. Vậy sự phát triển và phân bố hai ngành này như thế nào? Phân hóa lãnh thổ du lịch ra sao?

Lời giải:

Sự phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch:

+ Thương mại: hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, thương mại điện tử tăng dần, nhiều trung tâm thương mại. Ngoại thương phát triển mạnh, trị giá xuất nhập khẩu tăng nhanh và liên tục, cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu.

+ Du lịch: phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch, hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng.

- Phân hóa lãnh thổ du lịch bao gồm: vùng du lịch, trung tâm du lịch.

I. Thương mại

Câu hỏi trang 88 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 17.1 hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương

Lời giải:

- Hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng, thương mại điện tử tăng dần.

- Vùng có doanh thu nội thương lớn là Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

- Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại là hình thức bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường trong nước.

- Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều là các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,…

- Phát triển theo hướng số hóa, công nghệ mới, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam.

Câu hỏi trang 89 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 17.1 hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương

Lời giải:

- Xuất khẩu: trị giá xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể (nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản và thủy sản giảm). Thị trường chủ yếu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

- Nhập khẩu: trị giá nhập khẩu tăng liên tục, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, nhóm hàng tiêu dùng chiếm 11,1%.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…

- Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao; tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển.

II. Du lịch

Câu hỏi trang 89 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 17.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch

Lời giải:

- Hoạt động du lịch thực sự phát triển từ khi Đổi mới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

- Giai đoạn 2010 – 2019 du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch là 14%/năm. Giai đoạn 2020 – 2021 du lịch phát triển chậm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

- Các sản phẩm du lịch chính: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị.

- Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, phát triển hơn cả là ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Câu hỏi trang 92 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy phân tích vùng du lịch và trung tâm du lịch ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 17.2 hãy phân tích vùng du lịch và trung tâm du lịch

Lời giải:

- Vùng du lịch: nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao. Có 7 vùng du lịch:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái, tìm hiểu bản sắc dân tộc.

+ ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.

+ Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa và ẩm thực biển.

+ Tây Nguyên: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa độc đáo các dân tộc Tây Nguyên.

+ Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng sinh thái biển, đảo.

- Trung tâm du lịch:

+ Đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

+ Chia thành các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia (TP Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) và trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (TP Hải Phòng, TP Hạ Long, TP Nha Trang,…).

Câu hỏi trang 92 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích sự phát triển du lịch với phát triển bền vững ở nước ta.

Lời giải:

- Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn ngân sách cho địa phương, nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,…

- Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Luyện tập & Vận dụng (trang 92)

Luyện tập 1 trang 92 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 17.2, hãy:

a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

b) Nhận xét và giải thích.

Dựa vào bảng 17.2 hãy Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

- Xử lí số liệu:

Bảng cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)

Năm

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

2021

Xuất khẩu

46

49,4

51,8

50,2

Nhập khẩu

54

50,6

48,2

49,8

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 17.2 hãy Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu

b) Nhận xét và giải thích.

Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2021 cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nước ta đã có sự thay đổi, từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu, cụ thể:

- Tỉ trọng trị giá xuất khẩu tăng trong giai đoạn 2010 – 2020, tăng từ 46% lên 51,8%, sang năm 2021 có sự giảm sút, chỉ còn 50,2% nhưng vẫn giữ ở mức xuất siêu.

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm trong giai đoạn 2010 – 2020, giảm từ mức 54% xuống chỉ còn 48,2%, sang năm 2021 có sự tăng nhẹ đạt 49,8%.

Sự chuyển dịch trên là do thị trường buôn bán của nước ta đang ngày càng mở rộng, nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường nên trị giá xuất khẩu của nước ta đã ngày càng tăng và trở thành nước xuất siêu. Giá trị nhập khẩu cũng có sự tăng lên phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Vận dụng 2 trang 92 Địa Lí 12: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội dung sau:

- Một chợ truyền thống.

- Một sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng.

Lời giải:

Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ lớn nhất miền Bắc đã có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử nhất Hà thành. Trải qua hàng nghìn năm, chợ vẫn phát triển và có lượng lớn người mua, kẻ bán giao dịch tấp nập mỗi ngày. Đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán tấp nập mà còn là “thiên đường ẩm thực”, nơi “chiều chuộng” khách du lịch Hà Nội bằng những món ngon Hà thành. Chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối lớn nhất dành cho tất cả các tiểu thương ở khắp các tỉnh miền Bắc. Chợ cực kỳ rộng rãi với 3 tầng và bày bán đa dạng các mặt hàng khác nhau. Khách hàng khi đến đây có thể dễ dàng tìm thấy mọi loại hàng hóa, dù mua sỉ hay mua lẻ thì giá cả cũng vô cùng hợp lý, phải chăng.

Tầng 1: cửa hàng quần áo, phụ kiện thời trang, giày dép, các loại đồ điện tử xuất xứ từ Trung Quốc.

Tầng 2: khu vực bán buôn và bán lẻ vải vóc và quần áo cho người lớn.

Tầng 3: khu vực bán quần áo, đồ dùng dành cho trẻ sơ sinh.

Khu vực chợ Bắc Qua: bán thực phẩm, các gian hàng ẩm thực hoạt động đến nửa đêm.

Phía sau chợ: các hàng bán chim cá cảnh, thú cảnh.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 17. Thương mại và du lịch

Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu thực tế về một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ của địa phương

Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng song Hồng

Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17. Thương mại và du lịch

I. THƯƠNG MẠI

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

1. Nội thương

- Hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

- Phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng, thương mại điện tử tăng dần.

- Vùng có doanh thu nội thương lớn là Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

- Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại là hình thức bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường trong nước.

- Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều là các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,…

- Phát triển theo hướng số hóa, công nghệ mới, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam.

2. Ngoại thương

- Xuất khẩu: trị giá xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể (nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản và thủy sản giảm). Thị trường chủ yếu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

- Nhập khẩu: trị giá nhập khẩu tăng liên tục, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, nhóm hàng tiêu dùng chiếm 11,1%.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…

- Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao; tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển.

II. DU LỊCH

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

1. Tình hình phát triển

- Hoạt động du lịch thực sự phát triển từ khi Đổi mới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

- Giai đoạn 2010 – 2019 du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch là 14%/năm. Giai đoạn 2020 – 2021 du lịch phát triển chậm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

- Các sản phẩm du lịch chính: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị.

- Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, phát triển hơn cả là ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch

- Vùng du lịch: nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao. Có 7 vùng du lịch:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái, tìm hiểu bản sắc dân tộc.

+ ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.

+ Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa và ẩm thực biển.

+ Tây Nguyên: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa độc đáo các dân tộc Tây Nguyên.

+ Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng sinh thái biển, đảo.

- Trung tâm du lịch:

+ Đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

+ Chia thành các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia (TP Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) và trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (TP Hải Phòng, TP Hạ Long, TP Nha Trang,…).

3. Du lịch với sự phát triển bền vững

- Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn ngân sách cho địa phương, nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,…

- Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá