Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Câu 1. Các địa điểm nào sau đây thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng?
A. Sa Pa, Đà Lạt.
B. Kim Bội, Hội Vân.
C. Bà Nà, Kim Bội.
D. Đạ Lạt, Bình Châu.
Chọn A
Ở nơi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Sa Pa (Lào Cai), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),... thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng.
Câu 2. Đối với đời sống xã hội, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?
A. Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập.
B. Hỗ trợ thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi và hải đảo.
C. Đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các mô hình kinh tế mới.
D. Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Chọn B
Đối với đời sống xã hội, ngành dịch vụ có vai trò trong tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cuộc sống người dân. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở miền núi, hải đảo. Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ góp phần nâng cao năng suất lao động và hình thành xã hội số.
Câu 3. Ở nước ta, ngành dịch vụ phát triển mạnh ở các vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Chọn D
Những vùng có số dân đông, chất lượng cuộc sống cao là những vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,... Còn các vùng có dân số ít, phân bố phân tán thì dịch vụ chưa phát triển hoặc phát triển nhỏ lẻ, đơn giản như vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ,…
Câu 4. Ở nước ta, ngành dịch vụ còn chưa phát triển mạnh ở các vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Chọn A
Những vùng có số dân đông, chất lượng cuộc sống cao là những vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,... Còn các vùng có dân số ít, phân bố phân tán thì dịch vụ chưa phát triển hoặc phát triển nhỏ lẻ, đơn giản như vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ,…
Câu 5. Các địa điểm nào sau đây thuận lợi phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe?
A. Đạ Lạt, Bình Châu.
B. Kim Bội, Hội Vân.
C. Bà Nà, Kim Bội.
D. Bình Châu, Sa Pa.
Chọn B
Những nơi gần nguồn nước khoáng như Kim Bôi (Hòa Bình), Hội Vân (Bình Định), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu),... phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.
Câu 6. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội và Hải Phòng.
B. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
D. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chọn C
Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Câu 7. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố của ngành dịch vụ là
A. khoáng sản, dân cư.
B. vị trí địa lí, địa hình.
C. sự phân bố dân cư.
D. chính sách phát triển.
Chọn C
Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là sự phân bố của dân cư. Số dân đông, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí,... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ.
Câu 8. Các hoạt động dịch vụ tạo không tạo ra các mối liên hệ giữa
A. các ngành sản xuất.
B. các vùng trong nước.
C. sự phân bố lao động.
D. các quốc gia với nhau.
Chọn C
Các hoạt động dịch vụ tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Câu 9. Các hoạt động của ngành dịch vụ còn đơn giản ở khu vực nào sau đây?
A. Thành phố.
B. Thị xã.
C. Đồng bằng.
D. Vùng núi.
Chọn D
Các khu vực dân cư tập trung đông như thành phố, đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, đồng bằng,… sẽ có các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh. Còn những khu vực miền núi, hải đảo các hoạt động dịch vụ còn khá đơn giản, nghèo nàn.
Câu 10. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du, miền núi.
B. Ven biển, các đảo.
C. Nông thôn, hải đảo.
D. Đồng bằng, đô thị.
Chọn D
Sự phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ -> Các khu vực dân cư tập trung đông như thành phố, đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, đồng bằng,… sẽ có các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh.
Câu 11. Đối với môi trường, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?
A. Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập.
B. Hỗ trợ thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi và hải đảo.
C. Đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các mô hình kinh tế mới.
D. Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Chọn D
Tác động tích cực đối với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.
Câu 12. Vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho loại hình dịch vụ vận tải nào sau đây phát triển?
A. Đường sắt và đường thủy.
B. Đường biển và hàng không.
C. Đường ô tô và đường biển.
D. Đường thủy và đường ống.
Chọn B
Nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên đường hàng hải và hàng không quốc tế, nơi giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới, thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ phát triển. Đặc biệt là hoạt động vận tải hàng không và đường biển (các tàu viễn dương).
Câu 13. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút đầu tư vào phát triển dịch vụ?
A. Vị trí địa lí.
B. Cơ sở vật chất.
C. Thị trường.
D. Chính sách.
Chọn C
Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.
Câu 14. Thị trường có ảnh hưởng nào sau đây đối với ngành dịch vụ?
A. Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
B. Làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
C. Làm thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng.
D. Thu hút nguồn vốn và thúc đẩy thương mại.
Chọn D
Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.
Câu 15. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy hoạt động và sự phân bố của ngành dịch vụ?
A. Vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng.
B. Lao động đông, thị trường.
C. Thị trường và chính sách.
D. Dân cư và phân bố dân cư.
Chọn D
Nước ta có dân số đông; mức thu nhập của người dân ngày càng tăng; sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Câu 16. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới?
A. Vị trí địa lí, thị trường.
B. Chính sách phát triển kinh tế.
C. Đặc điểm dân số.
D. Khoa học - công nghệ.
Chọn D
Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
Câu 17. Khoa học - công nghệ có ảnh hưởng nào sau đây đối với ngành dịch vụ?
A. Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
B. Làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
C. Làm thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng.
D. Thu hút nguồn vốn và thúc đẩy thương mại.
Chọn B
Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
Câu 18. Ở khu vực địa hình núi cao, khí hậu mát thuận lợi để phát triển loại hình dịch vụ nào sau đây?
A. Vận tải.
B. Tài chính.
C. Du lịch.
D. Ngân hàng.
Chọn C
Ở nơi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Sa Pa (Lào Cai), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),... thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Những nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc như Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường sông. Những nơi gần nguồn nước khoáng như Kim Bôi (Hòa Bình), Hội Vân (Bình Định), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu),... phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.
Câu 19. Nhân tố nào sau đây là động lực phát triển các ngành dịch vụ?
A. Dân cư và nguồn lao động.
B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Thị trường, cơ sở vật chất.
D. Chính sách và vị trí địa lí.
Chọn A
Dân cư, nguồn lao động nước ta là động lực phát triển các ngành dịch vụ. Số dân đông, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí,... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ.
Câu 20. Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng nào sau đây đối với ngành dịch vụ?
A. Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
B. Làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
C. Làm thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng.
D. Thu hút nguồn vốn và thúc đẩy thương mại.
Chọn C
Trình độ phát triển kinh tế với nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất đa dạng đã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Đang cập nhật...
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trắc nghiệm Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Trắc nghiệm Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Trắc nghiệm Bài 22: Thương mại và du lịch
Trắc nghiệm Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng