Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Lời giải:
- Vai trò ngành dịch vụ: khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thúc đẩy sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống văn hóa.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ: vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
I. Vai trò của ngành dịch vụ
Lời giải:
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, tăng cường mối liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế. Ví dụ: ở khu vực đồi núi nước ta, sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã góp phần khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, phục vụ phát triển một số ngành công nghiệp, du lịch.
- Thúc đẩy sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác. Ví dụ: sự phát triển của giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng,… sẽ tạo điều kiện cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp phát triển.
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ví dụ: năm 2021, ngành dịch vụ đã đóng góp 41,2% GDP cả nước
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống văn hóa, văn minh cho người dân. Ví dụ: năm 2021, cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ chiếm 37,8% tổng số lao động cả nước. Vai trò tạo việc làm thể hiện rõ ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh,…
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
Lời giải:
- Vị trí địa lí: nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên đường hàng hải và hàng không quốc tế, nơi giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới,… thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ phát triển.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Khu vực hoặc vùng có trình độ phát triển cao, dân cư đông đúc => ngành dịch vụ phát triển mạnh, mạng lưới dịch vụ dày đặc, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
+ Lịch sử - văn hóa lâu đời, sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật hoàn thiện và đồng bộ, mức độ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, khả năng liên kết giữa các ngành dịch vụ với các ngành kinh tế khác của nước ta.
+ Chính sách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của nước ta ảnh hưởng đến hướng phát triển và phân bố của dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch,…
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Nơi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt,… => phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
+ Những nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc như Đồng bằng sông Cửu Long => thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường sông. Nơi gần nguồn nước khoáng như Kim Bôi, Hội Vân, Bình Châu,… phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.
+ Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Côn Đảo,… có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Luyện tập (trang 83)
Luyện tập trang 83 Địa Lí 12: Lập sơ đồ thể hiện vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta.
Lời giải:
Vận dụng (trang 83)
Lời giải:
Mạng lưới sông ngòi thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường sông và loại hình du lịch sông nước ở Cần Thơ:
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19.Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp
Bài 20. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
Bài 21. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 23. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương
Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.