30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

117

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1. Vùng nào sau đây ở nước ta có đàn trâu lớn nhất cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Đàn trâu trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng lớn nhất cả nước. Các tỉnh nuôi nhiều trâu là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La.

Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do

A. tài nguyên đất phong phú, nguồn nước khá đa dạng.

B. khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn lao động đông.

D. địa hình phân hóa đa dạng và gần với chí tuyến bắc.

‎Chọn B

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do

A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. vùng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào.

C. vùng có trình độ khoa học và công nghệ cao.

D. thị trường tiêu thụ lớn, nguồn vốn đầu tư lớn.

Chọn A

Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, có khả năng khai thác với quy mô công nghiệp như than ở Lạng Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang; đồng ở Sơn La, Bắc Giang; đồng - vàng ở Lào Cai; thiếc ở Cao Bằng, Thái Nguyên; đất hiếm ở Lai Châu; a-pa-tít ở Lào Cai; đá vôi, đá xây dựng có ở nhiều tỉnh trong vùng; nước khoáng ở Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang -> Thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 4. Chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu do

A. cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.

B. đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật,giống đảm bảo.

D. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

Chọn A

Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực dành cho nhiều hơn cho chăn nuôi và thúc đẩy tăng nhanh đàn lợn trong vùng.

Câu 5. Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

A. sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

B. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của lúa.

C. sự phong phú của hoa màu lương thực.

D. sự phong phú của thức ăn trong rừng.

Chọn C

Do giải quyết tốt hơn lương thực cho con người nên đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào sự phong phú của hoa màu lương thực (ngô, khoai, sẵn,…), nguồn thức ăn đảm bảo đã thúc đẩy đàn lợn trong vùng tăng nhanh.

Câu 6. Các loại cây công nghiệp lâu năm được trồng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. chè, cà phê, hồi, quế.

B. cao su, chè, hồi, tiêu.

C. cà phê, điều, cao su.

D. quế, chẩu, tiêu, điều.

Chọn A

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước (sau Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). Các loại cây công nghiệp lâu năm được trồng trong vùng là chè, cà phê, hồi, quế,...

Câu 7. Vùng nào sau đây ở nước ta có diện tích chè lớn nhất?

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn D

Chè là cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Năm 2021, diện tích chè đạt trên 90 nghìn ha, chiếm hơn 70% diện tích chè cả nước. Các tỉnh trồng chè nhiều nhất là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang.

Câu 8. Chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang.

B. Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng.

C. Thái Nguyên, Phú Thọ, Điện Biên.

D. Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn.

Chọn A

Các tỉnh trồng chè nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang. Các cơ sở chế biến chè ngày càng phát triển đã nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.

Câu 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây cà phê được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Điện Biên, Yên Bái.

B. Lạng Sơn, Sơn La.

C. Sơn La, Điện Biên.

D. Lai Châu, Lào Cai.

Chọn C

Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây cà phê được trồng ở khu vực Tây Bắc chủ yếu ở Sơn La và Điện Biên.

Câu 10. Tỉnh nào sau đây ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều bò nhất?

A. Hà Giang.

B. Sơn La.

C. Cao Bằng.

D. Yên Bái.

Chọn B

Các tỉnh có số lượng bò lớn là Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang,... trong đó, Sơn La có số lượng bò lớn nhất vùng với 373,3 nghìn con, chiếm 30,8% tổng đàn bò của cả vùng (năm 2021). Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Câu 11. Cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng do

A. vị trí địa lí ngày càng thuận lợi.

B. chính sách phát triển công nghiệp.

C. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

D. nguồn lao động có kinh nghiệm.

Chọn C

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên đa dạng từ khoáng sản (kim loại, phi kim loại, năng lượng,…), thủy điện, nông sản đến lâm sản,.. đó là điều kiện để đa dạng các ngành công nghiệp của vùng, đó là khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện luyện kim màu, luyện kim đen, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, hóa chất,…

Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào sau đây quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Thổ nhưỡng.

D. Sông ngòi.

Chọn B

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là nhân tố quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số cây tiêu biểu như chè, quế, mận, đào, lê,… và nhiều cây dược liệu quý.

Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nhất cả nước về tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Luyện kim.

B. Khai khoáng.

C. Thuỷ điện.

D. Thực phẩm.

Chọn C

Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nhất cả nước về tiềm năng để phát triển công nghiệp thuỷ điện với hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW) chiếm 1/3 trữ lượng thủy điện cả nước. Các nhà máy thủy điện của vùng là Sơn La (2 400 MW), Hòa Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW), Tuyên Quang (342 MW),… Ngoài ra, vùng còn có nhiều nhà máy thủy điện nhỏ có ý nghĩa đối với việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân.

Câu 14. Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Chọn A

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Nằm ở phía bắc, diện tích rộng lớn.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. Dân số đông nhất, kinh tế phát triển.

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.

Chọn C

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nằm ở phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc và Lào; có diện tích rộng nhất (95,2 nghìn km2) so với các vùng khác trong cả nước và có sự phân hóa thành hai tiểu vùng (Đông Bắc và Tây Bắc).

Câu 16. Vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điểm khác biệt nào sau đây so với các vùng khác trong cả nước?

A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.

B. Tất cả các tỉnh đều giáp với biển, có biên giới.

C. Vị trí trung chuyển giữa miền Bắc, miền Nam.

D. Ví trí tiếp giáp với cả Lào và Cam-pu-chia.

Chọn A

Điểm khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.

Câu 17. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở cao nguyên nào sau đây của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đồng văn.

B. Tả Phình.

C. Mộc Châu.

D. Sín Chải.

Chọn C

Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Câu 18. So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B. mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.

C. mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.

D. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

Chọn A

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta nên so với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Câu 19. Chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nhờ có

A. diện tích trồng hoa màu lớn.

B. lao động chuyên môn đông.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. thu hút được nhiều đầu tư.

Chọn A

Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do vùng này có diện tích trồng hoa màu lớn ở các đồng bằng giữa núi như Mường Thanh, Mường Lò,…

Câu 20. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. địa hình bị chia cắt phức tạp.

B. hiện tượng rét đậm, rét hại.

C. mùa đông thiếu nhiều nước.

D. đồng cỏ chưa được cải tạo.

Chọn B

Do địa hình cao, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hiện tượng rét đậm, rét hại hay xảy ra ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gây ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn,…).

Câu 21. Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa và lợn.

B. Phát triển các ngành kinh tế biển và đảo.

D. Khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm cận nhiệt.

Chọn B

Thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa, lợn); trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; khai thác, chế biến khoáng sản và phát triển thuỷ điện. Hiện nay, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng không tiếp giáp với biển (không phát triển các ngành kinh tế biển, đảo).

Câu 22. Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

A. các cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới.

B. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

D. các cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Chọn C

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, khí hậu có sự phân hóa theo đai cao thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ngược lại, đặc điểm khí hậu này không phù hợp với các loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

Câu 23. Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi để phát triển các loại cây có nguồn gốc

A. ôn đới, nhiệt đới.

B. cận nhiệt, ôn đới.

C. cận nhiệt, nhiệt đới.

D. xích đạo, nhiệt đới.

Chọn B

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh và khí hậu có sự phân hóa theo đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 24. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Cam-pu-chia.

Chọn D

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Cam-pu-chia.

Câu 25. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, than tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Lạng Sơn, Thái Nguyên.

B. Yên Bái, Hà Giang.

C. Bắc Giang, Cao Bằng.

D. Lai Châu, Sơn La.

Chọn A

Một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, có khả năng khai thác với quy mô công nghiệp như than ở Lạng Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang; đồng ở Sơn La, Bắc Giang; đồng - vàng ở Lào Cai; thiếc ở Cao Bằng, Thái Nguyên; đất hiếm ở Lai Châu; a-pa-tít ở Lào Cai; đá vôi, đá xây dựng có ở nhiều tỉnh trong vùng; nước khoáng ở Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang.

Câu 26. Đất hiếm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Hà Giang.

B. Lai Châu.

C. Bắc Giang.

D. Cao Bằng.

Chọn B

Mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này là mỏ Đông Pao (Tam Đường, Lai Châu). Mỏ có diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn oxit và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử.

Câu 27. Nhà máy điện than nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Na Dương.

B. Sơn Động.

C. An Khánh.

D. Uông Bí.

Chọn D

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có một số nhà máy nhiệt điện than như Na Dương (Lạng Sơn) công suất 110 MW, Sơn Động (Bắc Giang) công suất 220 MW, An Khánh (Thái Nguyên) công suất 120 MW. Còn nhà máy điện than Uông Bí (Quảng Ninh) thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 28. Nhà máy thủy điện nào sau đây ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có công suất lớn nhất?

A. Lai Châu.

B. Sơn La.

C. Hòa Bình.

D. Bản Chát.

Chọn B

Trung du và miền núi Bắc Bộ đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn. Trên sông Đà, ba nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước đã được xây dựng là nhà máy thủy điện Lai Châu (1 200 MW), nhà máy thủy điện Sơn La (2 400 MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình (1 920 MW). Các nhà máy thủy điện đáng kể khác là Huội Quảng (520 MW), Tuyên Quang (342 MW), Bản Chát (220 MW), Thác Bà (110 MW).

Câu 29. Vùng nào sau đây ở nước ta có tiềm năng thủy điện lớn nhất?

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn D

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta. Riêng hệ thống sông Hồng chiếm trên 30% trữ lượng thủy năng của cả nước (11 triệu kW), trong đó sông Đà gần 6 triệu kW. Ngoài ra, vùng có nhiều sông, suối, thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ.

Câu 30. Hệ thống sông nào sau đây ở nước ta có tiềm năng thủy điện lớn nhất?

A. Sông Mã.

B. Sông Hồng.

C. Sông Cả.

D. Sông Ba.

Chọn B

Hệ thống sông Hồng chiếm trên 30% trữ lượng thủy năng của cả nước (11 triệu kW), trong đó sông Đà gần 6 triệu kW. Tiếp theo là hệ thống sông Đồng Nai.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Thương mại và du lịch

Trắc nghiệm Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trắc nghiệm Bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Trắc nghiệm Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Đánh giá

0

0 đánh giá