25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1. Khu công nghiệp ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với đô thị vừa, lớn.

B. Phạm vi gồm có nhiều tỉnh.

C. Có ranh giới địa lí xác định.

D. Có ngành chuyên môn hóa.

Chọn C

Khu công nghiệp ở nước ta có một số đặc điểm sau:

- Có ranh giới địa lí rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

- Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng như khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

- Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Câu 2. Ở nước ta hiện nay, vùng kinh tế nào có ít trung tâm công nghiệp nhất?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Chọn A

Trung tâm công nghiệp phát triển gắn liền với sự phát triển của các đô thị, đảm nhiệm những vai trò khác nhau phụ thuộc vào sự phân công lao động hay giá trị sản xuất công nghiệp. Ở nước ta, vùng Tây Nguyên có ít trung tâm công nghiệp nhất với ba trung tâm công nghiệp Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Câu 3. Các khu công nghiệp của nước ta hiện nay

A. đồng đều trên các vùng lãnh thổ.

B. các tỉnh phía bắc phát triển mạnh.

C. phân bố không đều theo lãnh thổ.

D. tập trung chủ yếu ở khu vực đảo.

Chọn C

Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tùy thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. Ở nước ta, các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4. Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là

A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. dân cư không sinh sống ở gần.

C. phân bố gần nguồn nhiên liệu.

D. chỉ phát triển ở vùng trung du.

Chọn A

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa.

Câu 5. Các vùng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều trung tâm công nghiệp?

A. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Chọn D

Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 6. Tính đến năm 2023, cả nước có bao nhiêu khu công nghệ cao?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Chọn C

Tính đến năm 2023, cả nước có 4 khu công nghệ cao (Láng Hòa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, sinh học Đồng Nai). Ngoài ra, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương,…

Câu 7. Ở nước ta hiện nay không có khu công nghệ cao nào sau đây?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Cần Thơ.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chọn B

Năm 2023, nước ta có 4 khu công nghệ cao

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập năm 1998 với diện tích 1 586 ha, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội).

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002 với diện tích 913,1 ha, tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 với diện tích 1 128,4 ha, tại huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

- Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, được thành lập năm 2016, với diện tích 207,8 ha, tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai).

Câu 8. Khu công nghệ cao nào sau đây của nước ta được thành lập sớm nhất?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Cần Thơ.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chọn A

Năm 2023, nước ta có 4 khu công nghệ cao

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập năm 1998 với diện tích 1 586 ha, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội).

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002 với diện tích 913,1 ha, tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 với diện tích 1 128,4 ha, tại huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

- Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, được thành lập năm 2016, với diện tích 207,8 ha, tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai).

Câu 9. Trung tâm công nghiệp ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Có ranh giới địa lí xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp.

B. Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.

C. Chuyên sản xuất hàng thủ công nghiệp và đào tạo nhân lực công nghệ cao.

D. Là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn, vừa.

Chọn D

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận.

Câu 10. Trung tâm công nghiệp nào sau đây có ý nghĩa quốc gia?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Chọn A

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp mang ý nghĩa quốc gia, các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là những trung tâm công nghiệp mang ý nghĩa vùng.

Câu 11. Điều kiện quan trọng đối với việc phân bố các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay không phải là

A. có vị trí địa lí thuận lợi.

B. nguồn khoáng sản dồi dào.

C. cơ sở hạ tầng, kĩ thuật tốt.

D. lao động đông, chất lượng.

Chọn B

Các khu công nghiệp thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,... Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 12. Các vùng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều khu công nghiệp?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Chọn A

Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 13. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở nước ta hiện nay không phải là

A. khu công nghiệp.

B. xí nghiệp công nghiệp.

C. khu công nghệ cao.

D. trung tâm công nghiệp.

Chọn B

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội, môi trường. Ở nước ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khá đa dạng như khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp,...

Câu 14. Các khu công nghiệp được thành lập do quyết định của

A. các doanh nghiệp lớn.

B. các nước tư bản.

C. Thủ tướng Chính phù.

D. người Việt Kiều.

Chọn C

Tính đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 292 khu đã đi vào hoạt động.

Câu 15. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành nhóm rất lớn, lớn và trung bình là dựa vào

A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.

B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.

C. Hướng chuyên môn hoá và quy mô trung tâm.

D. Giá trị sản xuất công nghiệp của các trung tâm.

Chọn D

Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp có thể chia thành các trung tâm công nghiệp rất lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng), các trung tâm công nghiệp lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hòa,…), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,…) và các trung tâm nhỏ, chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước.

Câu 16. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp nào sau đây là trung tâm rất lớn?

A. Hải Phòng.

B. Biền Hòa.

C. Bắc Giang.

D. Cần Thơ.

Chọn A

Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp có thể chia thành các trung tâm công nghiệp rất lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng), các trung tâm công nghiệp lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hòa,…), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,…) và các trung tâm nhỏ, chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước.

Câu 17. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc trung tâm công nghiệp Hà Nội?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chọn A

Năm 2023, nước ta có 4 khu công nghệ cao

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập năm 1998 với diện tích 1 586 ha, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội).

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002 với diện tích 913,1 ha, tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 với diện tích 1 128,4 ha, tại huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

- Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, được thành lập năm 2016, với diện tích 207,8 ha, tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai).

Câu 18. Khu công nghệ cao nào sau đây nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chọn D

Năm 2023, nước ta có 4 khu công nghệ cao

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập năm 1998 với diện tích 1 586 ha, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội).

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002 với diện tích 913,1 ha, tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 với diện tích 1 128,4 ha, tại huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

- Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, được thành lập năm 2016, với diện tích 207,8 ha, tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai).

Câu 19. Khu công nghệ cao nào sau đây của nước ta được thành lập muộn nhất?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Cần Thơ.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chọn D

Năm 2023, nước ta có 4 khu công nghệ cao

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập năm 1998 với diện tích 1 586 ha, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội).

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002 với diện tích 913,1 ha, tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 với diện tích 1 128,4 ha, tại huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

- Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, được thành lập năm 2016, với diện tích 207,8 ha, tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai).

Câu 20. Ở nước ta, các khu công nghiệp có vai trò chủ yếu nào sau đây?

A. Thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao.

B. Hỗ trợ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phân bố lại người lao động.

C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa.

D. Định hướng chuyên môn hóa, động lực phát triển cho các đô thị, khu vực phụ cận.

Chọn C

Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,...

Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta?

A. Gắn với các đô thị lớn và vừa, cơ cấu ngành đa dạng.

B. Có ranh giới rõ ràng, nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

C. Sự hình thành gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

D. Phân bố khá đều trên cả nước, có nhiều ở đồng bằng.

Chọn A

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận. Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

Câu 22. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là

A. vị trí địa lí.

B. môi trường.

C. lao động.

D. khoáng sản.

Chọn A

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là vị trí địa lí (kinh tế, địa chính trị, tự nhiên). Các khu công nghiệp thường phân bố ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi, dễ dàng vận chuyển (hàng hóa, máy móc, nguyên vật liệu,…) và thu hút nguồn đầu tư.

Câu 23. Điều kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Vị trí địa lí thuận lợi.

C. Kết cấu hạ tầng tốt.

D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Chọn A

Nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta là do có những khu vực đó có vị trí địa lí thuận lợi, kết cấu hạ tầng tốt (tương đối đồng bộ) và thị trường tiêu thụ rộng lớn (mạnh).

Câu 24. Ở nước ta, các khu công nghiệp có vai trò chủ yếu nào sau đây?

A. Thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao.

B. Hỗ trợ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phân bố lại người lao động.

C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa.

D. Định hướng chuyên môn hóa, động lực phát triển cho các đô thị, khu vực phụ cận.

Chọn C

Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,...

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với khu công nghiệp cao ở nước ta?

A. Gắn với các đô thị lớn và vừa, cơ cấu ngành đa dạng.

B. Có ranh giới rõ ràng, nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

C. Sự hình thành gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

D. Phân bố khá đều trên cả nước, có nhiều ở đồng bằng.

Chọn C

Ở nước ta, khu công nghiệp được hình thành gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thành lập và đi vào hoạt động các khu công nghiệp đã đóng góp tích cực về nhiều mặt. Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu đang hoạt động; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tùy thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. KHU CÔNG NGHIỆP

- Vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,…

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

+ Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng, như khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

- Phát triển: tính đến 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp. Hạ tầng kĩ thuật trong các khu công nghiệp đang được quan tâm đầu tư. Các khu công nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Phân bố: thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,… Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

II. KHU CÔNG NGHỆ CAO

- Vai trò: thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất với trình độ công nghệ cao.

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp.

+ Địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

+ Hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

+ Có nhân lực và đội ngũ quản lí chuyên nghiệp.

+ Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,…

+ Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển thường có tỉ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm, có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

- Phát triển và phân bố: năm 2021, nước ta có 4 khu công nghệ cao:

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành lập năm 1998, diện tích 1586 ha, tại Thạch Thất (Hà Nội).

+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, thành lập năm 2002, diện tích 913,1 ha, tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).

+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng, thành lập năm 2010, diện tích 1128,4 ha, tại Hòa Vang (Đà Nẵng).

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, thành lập năm 2016, diện tích 207,8 ha, tại Cẩm Mỹ (Đồng Nai).

III. TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP

- Vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phương, như định hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, tạo động lực phát triển cho các đô thị và khu vực phụ cận.

- Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, có sự tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

+ Thường gắn với các đô thị vừa và lớn, với sự khác nhau về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, từ nhỏ đến rất lớn.

+ Mỗi trung tâm công nghiệp có nhiều ngành công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của trung tâm.

- Phát triển và phân bố: các trung tâm công nghiệp phân bố rộng khắp, các trung tâm có quy mô lớn, rất lớn tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu và nhiên liệu, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ

Trắc nghiệm Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Bài 22: Thương mại và du lịch

Trắc nghiệm Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đánh giá

0

0 đánh giá