25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Thương mại và du lịch

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 22: Thương mại và du lịch sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Thương mại và du lịch. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch

Câu 1. Các thị trường lớn của nước ta hiện nay là

A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.

B. Hoa Kì, EU, Trung Quốc.

C. Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản.

D. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.

Chọn B

Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.

Câu 2. Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là

A. hàng điện tử.

B. máy móc.

C. thiết bị hiện đại.

D. nhiên liệu.

Chọn D

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021).

Câu 3. Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng

A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Chọn B

Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.

Câu 4. Hồ tự nhiên nào sau đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta hiện nay?

A. Hòa Bình.

B. Dầu Tiếng.

C. Ba Bể.

D. Thác Bà.

Chọn C

Hồ Ba Bể là hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta nằm ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ Hòa Bình, Dầu Tiếng và hồ Thác Bà đều là các hồ nhân tạo nhưng cũng đang là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.

Câu 5. Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.

B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.

D. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Lạt.

Chọn B

Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…

Câu 6. Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có

A. địa hình bằng phẳng.

B. kinh tế chậm phát triển.

C. dân cư tập trung đông.

D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Chọn C

Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có có dân cư tập trung đông đúc, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Câu 7. Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.

C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.

D. Các phương thức buôn bán hiện đại ngày càng thu hẹp.

Chọn A

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn, sức mua tăng lên và thu hút sự tham gia các nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Nhà nước,…).

Câu 8. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng

A. chú trọng các nước tư bản.

B. đa phương hóa, đa dạng hóa.

C. hạn chế các nước châu Mỹ.

D. chú trọng các nước châu Á.

Chọn B

Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Hội nhập quốc tế sâu, rộng với nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 9. Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta hiện nay là

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Chọn A

Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.

Câu 10. Địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta hiện nay là

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Hồ Ba Bể.

D. Động Phong Nha.

Chọn B

- Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể và Phong Nha - Kẻ Bàng là địa điểm du lịch tự nhiên.

- Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.

Câu 11. Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B

Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ các hoạt động nội thương còn kém phát triển, nhất là các tỉnh Tây Bắc.

Câu 12. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm có

A. Di tích, lễ hội.

B. Di tích, khí hậu.

C. Lễ hội, địa hình.

D. Địa hình, di tích.

Chọn A

- Tài nguyên du lịch tự nhiê gồm có địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có lễ hội, làng nghề, ẩm thực, các di tích lịch sử, cách mạng, di sản.

Câu 13. Trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta hiện nay không phải là

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Chọn C

Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…

Câu 14. Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm có

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Cần Thơ.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.

Chọn D

Các khu vực có ngành du lịch phát triển, tập trung ở hai tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và ở dải ven biển.

Câu 15. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm do

A. giá dịch vụ khá thấp.

B. nhiều bãi tắm đẹp.

C. cơ sở lưu trú hiện đại.

D. không có mùa đông.

Chọn C

Do vị trí không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không có mùa đông lạnh -> hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm.

Câu 16. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là

A. Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng.

B. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.

C. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Bãi đá cổ Sa Pa và Hoàng thành Thăng Long.

Chọn A

Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là Vịnh Hạ Long (công nhận năm 1994 và 2003) và quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng (công nhận năm 2003 và 2015).

Câu 17. Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt nam?

A. Di sản Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên.

C. Quần thể kiến trúc cố đô Huế.

D. Di sản Hát quan họ Bắc Ninh.

Chọn C

Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Câu 18. Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều nào sau đây?

A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất.

B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

C. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

D. Người dân dùng hàng ngoại xa xỉ.

Chọn D

Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh phản ánh sự phục hồi, phát triển của sản xuất, việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng.

Câu 19. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do

A. có nhiều bãi tắm đẹp.

B. dân cư kinh nghiệm.

C. nguồn đầu tư rất lớn.

D. vị trí địa lí thuận lợi.

Chọn A

Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do khu vực này có nhiều bãi tắm đẹp, rộng. Đồng thời, cũng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên du lịch biển có thể hoạt động quanh năm (đại đa số các bãi tắm).

Câu 20. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. mạo hiểm.

B. nghỉ dưỡng.

C. sinh thái.

D. văn hóa.

Chọn C

Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.

Câu 21. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là

A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

D. nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì và Đức.

Chọn C

Tổng kim ngạch xuất khẩu là thước đo quy mô xuất khẩu -> Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

Câu 22. Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là

A. lợi nhuận ít do giá thành rẻ.

B. tỉ trọng hàng gia công lớn.

C. số lượng sản phẩm chưa nhiều.

D. chất lượng sản phẩm chưa cao.

Chọn B

Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay là tỉ trọng các mặt hàng gia công còn lớn.

Câu 23. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động nhập khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

A. nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.

B. tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước.

C. cải thiện đời sống vật chất người lao động.

D. thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Chọn B

Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động nhập khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước.

Câu 24. Yếu tố tự nhiên nào sau đây không có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có nhiều sân chim.

B. Khí hậu phân mùa.

C. Nhiều sông, kênh rạch.

D. Nhiều rừng ngập mặn.

Chọn B

Yếu tố tự nhiên không có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long là sự phân mùa của khí hậu (mùa mưa, khô diễn ra sâu sắc), ảnh hưởng đến hoạt động du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước,…

Câu 25. Để tăng giá trị xuất khẩu, giải pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?

A. Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

B. Tăng tỉ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến.

C. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.

D. Nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất.

Chọn D

Để tăng giá trị xuất khẩu, giải pháp có tác dụng tích cực là nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất -> Tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ lớn.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch

I. THƯƠNG MẠI

1. Nội thương

- Ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng, đạt 4408 nghìn tỉ đồng năm 2021, và có sự phân hóa theo vùng.

- Mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, đa dạng loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Sự phát triển của thương mại điện tử, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước.

- Các trung tâm thương mại phân bố tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,…

2. Ngoại thương

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 22: Thương mại và du lịch

- Ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Chính thức là thành viên của WTO năm 2007. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Trị giá xuất khẩu liên tục tăng, cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu thay đổi thwo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.

- Nhóm hàng xuất khẩu đa dạng: lương thực, thực phẩm, thủy sản; máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; hóa chất và sản phẩm có liên quan;… Thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

- Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu), một số nhóm hàng tiêu dùng khác. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,…

II. DU LỊCH

1. Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 22: Thương mại và du lịch

- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện.

- Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch xu hướng tăng, năm 2029 khách du lịch đạt 17,5 triệu lượt, doanh thu đạt 44,6 nghìn tỉ đồng.

- Thị trường khách du lịch quốc tế đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ.

- Hiện nay được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên.

- Ứng dụng khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo,…

2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch

a) Trung tâm du lịch: trên phạm vi cả nước hình thành các trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh), trung tâm du lịch vùng (Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…), trung tâm du lịch địa phương. Các trung tâm có vai trò thu hút, điều phối khách du lịch.

b) Vùng du lịch: nước ta có 7 vùng du lịch với việc khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của vùng.

Các vùng du lịch

Tỉnh, thành phố

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.

- Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.

- Nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần.

- Thể thao, khám phá.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh

- Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch MICE.

- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn

- Du lịch lễ hội, tâm linh.

- Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Bắc Trung Bộ

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Tham quan di sản, di tích lịch sử - văn hóa.

- Du lịch biển, đảo.

- Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).

- Du lịch MICE.

Tây Nguyên

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

- Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

- Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật như hoa, cà phê, voi.

- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Đông Nam Bộ

TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh.

- Du lịch MICE.

- Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm.

Đồng bằng sông Cửu Long

Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ.

- Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước).

- Du lịch biển, đảo.

- Du lịch văn hóa, lễ hội.

3. Du lịch với sự phát triển bền vững

- Về kinh tế: du lịch đang chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhợn, hoạt động du lịch hướng tới sự tăng trưởng ổn định.

- Về xã hội: phát triển du lịch đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để cộng đồng được hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.

- Về môi trường: hoạt động du lịch gắn với việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; nâng cao năng lực kiểm soát và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch; khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng,…

- Một số loại hình du lịch gắn với xu hướng phát triển bền vững là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng,… được phát triển ở nhiều điểm du lịch tại các địa phương trong cả nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Bài 22: Thương mại và du lịch

Trắc nghiệm Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trắc nghiệm Bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Đánh giá

0

0 đánh giá