Giải SGK Địa Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1.2 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Mở đầu trang 78 Địa Lí 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thông các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, môi trường. Ở nước ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khá đa dạng như khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp,… Vậy, vai trò và đặc điểm của từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này như thế nào?

Lời giải:

- Khu công nghiệp: thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm; có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha, đa dạng loại hình.

- Khu công nghệ cao: tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp, tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao,…

- Trung tâm công nghiệp: phát triển các địa phương, định hướng chuyên môn hóa sản xuất, tạo động lực phát triển; tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; có nhiều ngành công nghiệp,…

I. Khu công nghiệp

Câu hỏi trang 78 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày:

- Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

- Đặc điểm phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,…

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

+ Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng, như khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

- Phát triển: tính đến 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp. Hạ tầng kĩ thuật trong các khu công nghiệp đang được quan tâm đầu tư. Các khu công nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Phân bố: thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,… Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

II. Khu công nghệ cao

Câu hỏi trang 79 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày:

- Vai trò của khu công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

- Đặc điểm phát triển và phân bố khu công nghệ cao ở nước ta.

Lời giải:

- Vai trò: thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất với trình độ công nghệ cao.

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp.

+ Địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

+ Hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

+ Có nhân lực và đội ngũ quản lí chuyên nghiệp.

+ Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,…

+ Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển thường có tỉ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm, có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

- Phát triển và phân bố: năm 2021, nước ta có 4 khu công nghệ cao:

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành lập năm 1998, diện tích 1586 ha, tại Thạch Thất (Hà Nội).

+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, thành lập năm 2002, diện tích 913,1 ha, tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).

+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng, thành lập năm 2010, diện tích 1128,4 ha, tại Hòa Vang (Đà Nẵng).

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, thành lập năm 2016, diện tích 207,8 ha, tại Cẩm Mỹ (Đồng Nai).

III. Trung tâm công nghiệp

Câu hỏi trang 80 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày:

- Vai trò của trung tâm công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đặc điểm phát triển và phân bố trung tâm công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phương, như định hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, tạo động lực phát triển cho các đô thị và khu vực phụ cận.

- Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, có sự tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

+ Thường gắn với các đô thị vừa và lớn, với sự khác nhau về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, từ nhỏ đến rất lớn.

+ Mỗi trung tâm công nghiệp có nhiều ngành công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của trung tâm.

- Phát triển và phân bố: các trung tâm công nghiệp phân bố rộng khắp, các trung tâm có quy mô lớn, rất lớn tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu và nhiên liệu, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

Luyện tập (trang 80)

Luyện tập 1 trang 80 Địa Lí 12: Phân biệt đặc điểm của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp.

Lời giải:

Đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Khu công nghiệp

Khu công nghệ cao

Trung tâm công nghiệp

- Có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

- Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

- Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

- Có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp.

- Địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

- Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,…

- Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, có sự tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Gắn với các đô thị vừa và lớn, khác nhau về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, từ nhỏ đến rất lớn.

- Mỗi trung tâm có nhiều ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của trung tâm.

 

Luyện tập 2 trang 80 Địa Lí 12: Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Lời giải:

Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ vì đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu và nhiên liệu, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

Vận dụng (trang 80)

Vận dụng trang 80 Địa Lí 12: Lựa chọn và sưu tầm thông tin về một khu công nghệ cao ở nước ta.

Lời giải:

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ ba của Việt Nam được thành lập, tổng diện tích 1.129,76 ha. Khu công nghệ cao Đà Nẵng là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia đa chức năng của cả nước, được quy hoạch, xây dựng theo hướng một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu - phát triển, ươm tạo, đào tạo với sản xuất và môi trường văn hóa - xã hội. Mục tiêu của Khu công nghệ cao Đà Nẵng là trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ - doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của địa phương. Đến hết tháng 4 năm 2023, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút 29 dự án với tổng vốn đầu tư 905 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy tại Khu Công nghệ cao này đạt 44%. Trong đó, phân khu sản xuất là 58%, khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao là 76% và khu nghiên cứu, phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp là 5,5%.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17. Một số ngành công nghiệp

Bài 18. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 19.Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp

Bài 20. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ

Bài 21. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 22. Thương mại và du lịch

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. KHU CÔNG NGHIỆP

- Vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,…

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

+ Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng, như khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

- Phát triển: tính đến 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp. Hạ tầng kĩ thuật trong các khu công nghiệp đang được quan tâm đầu tư. Các khu công nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Phân bố: thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,… Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

II. KHU CÔNG NGHỆ CAO

- Vai trò: thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất với trình độ công nghệ cao.

- Đặc điểm:

+ Có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp.

+ Địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

+ Hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

+ Có nhân lực và đội ngũ quản lí chuyên nghiệp.

+ Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,…

+ Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển thường có tỉ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm, có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

- Phát triển và phân bố: năm 2021, nước ta có 4 khu công nghệ cao:

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành lập năm 1998, diện tích 1586 ha, tại Thạch Thất (Hà Nội).

+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, thành lập năm 2002, diện tích 913,1 ha, tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).

+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng, thành lập năm 2010, diện tích 1128,4 ha, tại Hòa Vang (Đà Nẵng).

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, thành lập năm 2016, diện tích 207,8 ha, tại Cẩm Mỹ (Đồng Nai).

III. TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP

- Vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phương, như định hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, tạo động lực phát triển cho các đô thị và khu vực phụ cận.

- Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, có sự tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

+ Thường gắn với các đô thị vừa và lớn, với sự khác nhau về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, từ nhỏ đến rất lớn.

+ Mỗi trung tâm công nghiệp có nhiều ngành công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của trung tâm.

- Phát triển và phân bố: các trung tâm công nghiệp phân bố rộng khắp, các trung tâm có quy mô lớn, rất lớn tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu và nhiên liệu, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

Đánh giá

0

0 đánh giá