25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Một số ngành công nghiệp

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Một số ngành công nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Câu 1. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu khí lớn nhất ở nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Phú Khánh.

C. Thổ Chu - Ma-lay.

D. Nam Côn Sơn.

Chọn D

Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta và có ưu thế về khí. Trong tổng số các bể trầm tích thì bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể trầm tích Cửu Long có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.

Câu 2. Ngành công nghiệp nào sau đây được ưu tiên đi trước trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay?

A. Khai thác, chế biến dầu.

B. Chế biến nông, thuỷ sản.

C. Công nghiệp điện lực.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn C

Phát triển công nghiệp điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,… phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 3. Hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ

A. Điện Biên đến An Giang.

B. Lai Châu đến Đà Nẵng.

C. Điện Biên đến Long An.

D. Lai Châu đến Cần Thơ.

Chọn D

Cả nước có hai hệ thống lưới điện chính: hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ Lai Châu đến Cần Thơ; hệ thống lưới điện 220 kV kết nối hầu hết các tỉnh trong nước.

Câu 4. Than nâu của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B

Than nâu phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 5. Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

A. sức gió, thủy triều, than.

B. than, dầu khí, thủy năng.

C. than, dầu khí, địa nhiệt.

D. thủy triều, dầu khí, gió.

Chọn A

Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.

Câu 6. Tỉnh nào sau đây có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay?

A. Quảng Bình.

B. Hải Dương.

C. Ninh Thuận.

D. Thanh Hóa.

Chọn C

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 7. Các địa phương nào sau đây phát triển điện gió mạnh?

A. Đắk Lắk, Bạc Liêu.

B. Long An, Đồng Nai.

C. Yên Bái, Ninh Bình.

D. Lâm Đồng, Gia Lai.

Chọn A

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính?

A. Là ngành xuất hiện muộn ở nước ta.

B. Cơ cấu ngành đa dạng và phong phú.

C. Tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị lớn.

D. Phân bố đồng đều ở tất cả các vùng.

Chọn D

Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác với cơ cấu của ngành rất đa dạng. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

Câu 9. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A

Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po.

Câu 10. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở các vùng nào sau đây của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Chọn C

Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po.

Câu 11. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là

A. Hồng Ngọc.

B. Rạng Đông.

C. Rồng.

D. Bạch Hổ.

Chọn D

Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là mỏ Bạch Hổ.

Câu 12. Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời không dựa vào

A. nhu cầu trong nước.

B. nguồn nguyên liệu.

C. mặt hàng xuất khẩu.

D. ít chịu thiên tai.

Chọn D

Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Câu 13. Than đá tập trung chủ yếu ở

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Chọn A

Than trên phần đất liền Việt Nam phân bố ở 6 bể than chính là Đông Bắc, An Châu (Bắc Giang), Lạng Sơn, Sông Hồng, Nông Sơn (Quảng Nam), sông Cửu Long, trong đó bể than Đông Bắc có trữ lượng 5,1 tỉ tấn, bể than Sông Hồng có trữ lượng 41,9 tỉ tấn.

Câu 14. Than được khai thác tập trung chủ yếu ở

A. Thái Nguyên.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Chọn C

Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,...

Câu 15. Than khai thác của nước ta hiện nay

A. chỉ được sử dụng nội tỉnh và nhiệt điện.

B. phục vụ công nghiệp điện và xuất khẩu.

C. phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ.

D. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.

Chọn B

Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 16. Than đá của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Quảng Ninh.

D. Ninh Bình.

Chọn B

Than đá (antraxit) của nước ta phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh.

Câu 17. Hai bể trầm tích có trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa.

C. Bể Ma-lay - Thổ Chu, Sông Hồng.

D. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh.

Chọn A

Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Câu 18. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí?

A. Phả Lại.

B. Na Dương.

C. Phú Mỹ.

D. Uông Bí.

Chọn C

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở nước ta là Phả Lại (trên 1000MW); Na Dương, Uông Bí, Ninh Bình đều có công suất dưới 1000MW. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ chạy bằng khí từ bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Câu 19. Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn D

Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khu vực U Minh (Kiên Giang, Cà Mau).

Câu 20. Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. nhiên liệu nhà máy điện.

B. xuất khẩu thu ngoại tệ.

C. nguyên liệu cho nhà máy.

D. phục vụ công nghiệp.

Chọn B

Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô.

Câu 21. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. than.

B. dầu.

C. khí.

D. gió.

Chọn A

Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90% ở tỉnh Quảng Ninh với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn và cho nhiệt lượng 7 000 - 8 000 calo/kg.

Câu 22. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. miền nam.

B. miền bắc.

C. miền trung.

D. khắp nơi.

Chọn A

Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực miền nam với một số nhà máy nhiệt điện khí lớn điển hình như: Phú Mỹ 1 có công suất lớn nhất (1 140 MW), Cà Mau 1 (771 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Ô Môn 1 (660 MW),...

Câu 23. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là

A. than nâu.

B. than bùn.

C. khí đốt.

D. dầu mỏ.

Chọn D

Dầu khí nước ta có trữ lượng vài tỉ tấn, sản lượng khai thác tăng liên tục. Với giá trị lớn (được ví như vàng đen) -> dầu mỏ (dầu thô) là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta, thu nhiều ngoại tệ.

Câu 24. Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta hiện nay?

A. Là ngành truyền thống lâu đời, chất lượng được cải thiện.

B. Xuất hiện muộn so với các ngành khác và cơ cấu đa dạng.

C. Hình thành và phát triển từ lâu; tốc độ tăng trưởng nhanh.

D. Phát triển nhanh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Chọn D

Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh nhờ những điều kiện thuận lợi về lao động, thị trường, nguyên liệu,… các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Công nghệ in 3D cũng đang được ứng dụng vào sản xuất giày dép.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU, KHÍ

1. Công nghiệp khai thác than

- Có trữ lượng than lớn, nhiều loại than (than đá, than nâu, than bùn,…).

- Xuất hiện từ sớm, sản lượng xu hướng tăng, cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, xuất khẩu. Công nghệ khai thác ngày càng tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa góp phần tăng năng suất lao động, an toàn, bảo vệ môi trường.

- Than đá sản lượng lớn nhất, giá trị kinh tế cao, chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam. Than nâu và than bùn sản lượng khai thác không nhiều.

2. Công nghiệp khai thác dầu, khí

- Tiềm năng lớn, trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

- Dầu mỏ khai thác quy mô lớn, sản lượng khai thác năm 2021 đạt 9,1 triệu tấn. Phục vụ xuất khẩu, lọc hóa dầu.

- Sản lượng khai thác khí tự nhiên dao động trong khoảng 6 – 10 tỉ m3 mỗi năm.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong thăm dò, khai thác và chế biến, tăng hiệu quả và sự an toàn trong khai thác, bảo vệ môi trường.

- Phân bố tại các bể trầm tích chứa dầu ở vùng thềm lục địa chủ yếu là bể Cửu Long và bề Nam Côn Sơn. Các mỏ dầu đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc; các mỏ khí đang khai thác là Lan Đỏ, Lan Tây,…

II. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Một số ngành công nghiệp

- Nhiều tiềm năng phát triển: tiềm năng thủy điện trên các hệ thống sông Hồng, Sê San, Đồng Nai,… tiềm năng nhiệt điện từ than, dầu mỏ, khí tự nhiên; tiềm năng năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời.

- Phát triển mạnh, sản lượng điện tăng nhanh, đạt 244,9 tỉ kWh (2021). Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, có sự thay đổi:

+ Thủy điện chiếm 30,6% (2021), có các nhà máy công suất lớn như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW).

+ Nhiệt điện chiếm 56,2% (2021), các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn như Duyên Hải 1 (1245 MW), Vũng Áng 1 (1200 MW), Hải Phòng (1200 MW), Quảng Ninh (1200 MW). Các nhà máy nhiệt điện khí với công suất lớn như Phú Mỹ 1 (1140 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Cà Mau 1 (771 MW),…

+ Năng lượng tái tạo chiếm 13,3% (2021), có các nhà máy điện gió công suất lớn ở Đắk Lắk, Ninh Thuận,… các nhà máy điện mặt trời công suất lớn ở Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh,…

- Mạng lưới điện ngày càng hoàn thiện, có 2 hệ thống lưới điện chính: hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ Lai Châu đến Cần Thơ; hệ thống lưới điện 220 kV kết nối hầu hết các tỉnh trong nước.

III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH

- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: nguồn lao động trẻ, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển công nghiệp, hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

- Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ năm 2000 trở lại đây.

- Sản phẩm khá đa dạng: linh liện điện tử, thiết bị truyền thông, điện tử dân dụng, thiết bị và dụng cụ quang học, máy vi tính và thiệt bị ngoại vi của máy vi tính,…

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ.

- Phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Hiện nay, một số địa phương đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào ngành này như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai,…

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

- Phát triển thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu trong nước phong phú, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hình thành và phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX.

- Các sản phẩm khá đa dạng, không ngừng gia tăng về sản lượng. Nhiều thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm như tự động hóa dây chuyền sản xuất,…

- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

- Nguồn nông sản dồi dào, nhiều điểm nước khoáng chất lượng tốt, nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng,… => thuận lợi phát triển ngành.

- Phát triển mạnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm đa dạng như nước tinh khiết, nước khoáng, bia,… Nhiều sản phẩm hiện nay do các tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất.

- Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ (tự động hóa, công nghệ sản xuất đồ uống lên men, công nghệ vi sóng trong tiệt trùng thực phẩm,…)

- Phân bố ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, một số cơ sở sản xuất phân bố gần nguồn nước khoáng.

VI. CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY

- Có nhiều điều kiện phát triển: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiên liệu, nguyên liệu trong nước phong phú.

- Hình thành từ sớm vào khoảng thế kỉ XIX với một số nhà máy dệt ở Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

- Các sản phẩm đa dạng, không ngừng gia tăng sản lượng, triển khai quá trình tự động hóa dây chuyền sản xuất.

- Phân bố ở các đô thị lớn và các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Dương, Cần Thơ,…

VII. CÔNG NGHIỆP GIÀY, DÉP

- Phát triển khá nhanh, sản lượng giày, dép có vị trí cao trên thế giới.

- Các sản phẩm đa dạng: giày dép da, giày vải, giày thể thao,…

- Bên cạnh phương thức sản xuất thủ công, các công ty lớn từng bước đưa rô-bốt vào trong một số công đoạn sản xuất. Công nghệ in 3D cũng được ứng dụng.

- Phân bố rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ

Trắc nghiệm Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Bài 22: Thương mại và du lịch

Đánh giá

0

0 đánh giá