Lý thuyết KHTN 7 Bài 39 (Chân trời sáng tạo 2024): Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

187

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường

1.1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

+ Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào.

+ Trong cơ thể đa bào, sự thống nhất về mặt cấu trúc thể hiện qua các cấp độ tổ chức tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | Khoa học tự nhiên 7

Một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể thực vật

- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống: Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.

+ Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện thông qua sự phối hợp của các thành phần cấu trúc cấu tạo nên tế bào.

+ Trong cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô, cơ quan, hệ cơ quan. Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.

1.2. Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường

- Cơ thể trao đổi chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng. Song song với quá trình đó, các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường

2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.

+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Câu 1. Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ

A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.

C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.

D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.

Đáp án đúng là: A

Cơ thể đơn bào chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng cũng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

Câu 2. Khi nói về mối quan hệ chức năng giữa tế bào với cơ thể và môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

B. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp tế bào thực hiện được các hoạt động sống.

C. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

D. Tế bào trao đổi các chất với cơ thể, sau đó, chuyển đến môi trường để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

Đáp án đúng là: A

Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

Câu 3. Cho các hoạt động sau:

(1) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

(2) Sinh trưởng và phát triển

(3) Cảm ứng

(4) Sinh sản

Số hoạt động sống cơ bản của cơ thể là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản đều là các hoạt động sống cơ bản của cơ thể.

Câu 4. Cho sơ đồ sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 39 (có đáp án): Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | Khoa học tự nhiên 7

Hoạt động còn thiếu trong sơ đồ trên là

A. cân bằng nội môi.

B. điều hòa thân nhiệt.

C. hô hấp tế bào.

D. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Đáp án đúng là: D

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 39 (có đáp án): Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | Khoa học tự nhiên 7

Câu 5. Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp năng lượng

(2) Cung cấp nguyên liệu

(3) Tăng tốc độ hoạt động

(4) Loại bỏ các chất thải

Số vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với các hoạt động sống cơ bản khác của cơ thể là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sống cơ bản khác của cơ thể là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng.

Câu 6. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Đáp án đúng là: A

Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 7. Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là

A. mô.

B. tế bào.

C. cơ quan.

D. hệ cơ quan.

Đáp án đúng là: A

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 8. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Đáp án đúng là: A

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 9. Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ

A. tế bào.

B. mô.

C. cơ quan.

D. hệ cơ quan.

Đáp án đúng là: A

Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 10. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Đáp án đúng là: D

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá