Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 (Chân trời sáng tạo 2024): Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

128

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

+ Ví dụ: Sự tăng chiều cao và cân nặng của em bé.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự sinh trưởng của em bé

- Khái niệm phát triển: Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây ra rễ, ra lá, ra hoa, kết trái.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự phát triển của cây

1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

- Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hình thành hạt và quả.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây cà chua

2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

2.1. Vị trí và chức năng của mô phân sinh ở thực vật

- Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh trưởng đường kính thân ở thực vật

- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

- Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

+ Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

+ Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm

2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn lần lượt là: hạt  hạt nảy mầm  cây mầm  cây con  cây trưởng thành  cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Vòng đời của cây cam

3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm các giai đoạn khác nhau ở mỗi loài.

- Ví dụ:

+ Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Vòng đời của ếch

+ Vòng đời của chó trải qua các giai đoạn: giai đoạn phôi, giai đoạn chó con, giai đoạn chó trưởng thành. Sự sinh trưởng và phát triển ở chó không trải qua biến thái.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Vòng đời của chó

B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu 1. Mô phân sinh là

A. nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

B. nhóm các tế bào có khả năng cảm ứng, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

C. nhóm các tế bào có khả năng biệt hóa, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

D. nhóm các tế bào có khả năng phản biệt hóa, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

Đáp án đúng là: A

Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

Câu 2. Cây Một lá mầm không có khả năng tăng kích thước đường kính thân liên tục như cây Hai lá mầm là do cây Một lá mầm không có

A. mô phân sinh.

B. mô phân sinh đỉnh.

C. mô phân sinh lóng.

D. mô phân sinh bên.

Đáp án đúng là: D

Mô phân sinh bên có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành → Cây Một lá mầm không có khả năng tăng kích thước đường kính thân liên tục như cây Hai lá mầm là do cây Một lá mầm không có mô phân sinh bên.

Câu 3. Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là

A. vòng đời.

B. quá trình sinh trưởng.

C. quá trình phát triển.

D. quá trình biến thái.

Đáp án đúng là: A

Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời.

Câu 4. Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn lần lượt là

A. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

B. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

C. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

D. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

Đáp án đúng là: B

Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn lần lượt là: trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

Câu 5. Quan sát vòng đời của ếch và của gà dưới đây:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Điểm khác nhau cơ bản trong vòng đời của gà so với ếch là

A. xảy ra nhiều sự biến đổi đột ngột về hình thái.

B. không xảy ra nhiều biến đổi đột ngột về hình thái.

C. có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

D. không có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

Đáp án đúng là: B

- Vòng đời của ếch xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.

- Vòng đời của gà không xảy ra nhiều biến đổi đột ngột về hình thái.

Câu 6. Phát triển là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

B. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

C. những biến đổi của cơ thể sinh vật dưới tác động trực tiếp của môi trường sống mà không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền.

D. những biến đổi đột ngột của cơ thể sinh vật do biến đổi vật chất di truyền mà không liên quan đến biến đổi điều kiện môi trường sống.

Đáp án đúng là: A

Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

Câu 7. Cho bảng thông tin sau:

Quá trình

Biểu hiện

(1) Sinh trưởng

(2) Phát triển

(a) Thể trọng lợn con từ 5kg tăng 8kg.

(b) Kích thước lá tăng lên.

(c) Hạt giống nảy mầm.

(d) Cây bưởi ra lá non.

(e) Trứng gà nở thành gà con.

Cách ghép nối phù hợp là

A. 1-a,b; 2-c,d,e.

B. 1-a,c; 2-b,d,e.

C. 1-a,d; 2-b,c,e.

D. 1-a,e; 2-b,c,d.

Đáp án đúng là: A

Ví dụ về sự sinh trưởng là: (a), (b).

Ví dụ về sự phát triển là: (c), (d), (e).

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

A. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ độc lập với nhau; sinh trưởng luôn diễn ra trước phát triển.

B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ độc lập với nhau; phát triển luôn diễn ra trước sinh trưởng.

C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau; sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển còn phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau; phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng còn sinh trưởng sẽ thúc đẩy phát triển.

Đáp án đúng là: C

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau; sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển còn phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

Câu 9. Sinh trưởng là

A. sự tăng lên về kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào.

B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng tế bào.

C. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào.

D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

Đáp án đúng là: D

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

Câu 10. Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc

A. mô mềm.

B. mô xốp.

C. mô dẫn.

D. mô phân sinh.

Đáp án đúng là: D

Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá