Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Khoa học tự nhiên 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1.1. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn,…
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường. Ví dụ: Hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở hoa cúc
+ Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC; khi nhiệt độ tăng quá 30 oC, mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.
- Độ ẩm:Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.
Độ ẩm cao ảnh hưởng tới sinh sản của sinh vật
+ Gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.
Ngô thụ phấn nhờ gió
+ Thức ăn:Ở cóc, mùasinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
Sự sinh sản của cóc chịu sự ảnh hưởng của yếu tố thức ăn
1.2. Một số yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật
Một số yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật: hormone sinh sản, di truyền,…
- Hormone: Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật, tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật.Ở thực vật, có hormone kích thích sự nở hoa. Ở động vật, có hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
- Đặc điểm di truyền (loài): Tùy thuộc mỗi loài có đặc điểm sinh sản khác nhau về độ tuổi sinh sản, mùa vụ sinh sản và trung bình số con trong một lứa đẻ.
Lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 - 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/năm,
số con từ 5 – 6 con/ 1 lứa.
2.Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn
- Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.
- Trong trồng trọt:
+ Con người thực hiện thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
Thụ phấn nhân tạo ở dưa chuột
+ Thời điểm chiếu sáng trong ngày khi thực hiện thụ phấn cho hoa ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả. Ví dụ:Ở cà chua (vụ Xuân Hè), con người thụ phấn cho hoa ở các thời điểm chiếu sáng trong ngày cho tỉ lệ đậu quả khác nhau.
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày đến tỉ lệ đậu quả của cây cà chua
- Trong chăn nuôi: Con người thực hiện thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số con sinh ra hoặc điều khiển giới tính của vật nuôi.
+Điều khiển số con sinh ra:Biện pháp thụ tinh nhân tạo thường được sử dụng nhằm tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa.
Sơ đồ sản xuất giống cá hồi bằng thụ tinh nhân tạo
+ Điều khiển giới tính: Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm,… cần tăng số lượng con đực.
Sơ đồ điều khiển giới tính đàn cá rô phi
B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Câu 1. Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp
A. tăng khả năng ra hoa và lá.
B. tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
C. tăng khả năng mọc rễ và ra lá non.
D. tăng chiều cao của thân và kéo dài rễ.
Đáp án đúng là: B
Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
Câu 2. Phương pháp thụ phấn nhân tạo được thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào hạt phấn của hoa đực.
B. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.
C. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhị của hoa cái.
D. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào chỉ nhị của hoa đực.
Đáp án đúng là: B
Thụ phấn nhân tạo được thực hiện bằng cách quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.
Câu 3. Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Gây đột biến.
B. Nhân bản vô tính.
C. Thụ tinh nhân tạo.
D. Dung hợp tế bào trần.
Đáp án đúng là: C
Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo.
Câu 4. Cho sơ đồ quy trình sau:
Quy trình trên được thực hiện nhằm
A.điều khiển giới tính đàn cá rô phi.
B.điều khiển kích thước đàn cá rô phi.
C.điều khiển số cá con sinh ra trong một lứa.
D.điều khiển thời gian ăn của đàn cá rô phi.
Đáp án đúng là: B
Trong quy trình trên, sử dụng hormone chuyển giới tính và vitamin C phối trộn vào thức ăn để điều khiển giới tính của đàn cá rô phi (tạo thành cá rô phi đơn tính).
Câu 5. Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng
A.giúp tăng tỉ lệ ra quả của cây ăn quả.
B.giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
C.giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.
D.giúptăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
Đáp án đúng là: D
Thông qua hoạt động lấy mật hoa, ong giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả, nhờ đó, giúp tăng sản lượng quả thu được.
Câu 6. Cho đoạn thông tin sau: Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ …(1)…; khi nhiệt độ tăng quá …(2)…; mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.
(1) và (2) lần lượt là
A. 20 oC, 30 oC.
B. 18 oC, 30 oC
C. 18 oC, 20 oC.
D. 20 oC, 35 oC.
Đáp án đúng là: B
Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC; khi nhiệt độ tăng quá 30 oC; mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.
Câu 7. Cho ví dụ sau: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
Ví dụ trên cho thấy ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây đến sinh sản ở sinh vật?
A. Nhiệt độ.
B. Độ ẩm.
C. Thức ăn.
D. Khối lượng buồng trứng.
Đáp án đúng là: C
Ví dụ trên cho thấy ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến sinh sản ở sinh vật.
Câu 8. Yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật là
A. kích thước cơ thể.
B. hormone.
C. yếu tố di truyền.
D. nhiệt độ cơ thể.
Đáp án đúng là:B
Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật.
Câu 9. Cho một số yếu tố sau:
(1) Ánh sáng
(2) Nhiệt độ
(3) Gió
(4) Hormone sinh sản
(5) Độ ẩm
(6) Thức ăn
Số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: C
Sinh sản ở sinh vật chịu sự tác động của một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.
Câu 10. Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là
A. auxin.
B. cytokinin.
C. etylen.
D. florigen.
Đáp án đúng là: D
Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là florigen.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lý thuyết Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Lý thuyết Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật
Lý thuyết Bài 37: Sinh sản ở sinh vật
Lý thuyết Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Lý thuyết Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất