Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật

118

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật

1. Chuẩn bị

- Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng:

+ Dụng cụ: Chậu trồng cây (có thể dùng vỏ lon, chai đã qua sử dụng và cắt thành cốc để trồng), dụng cụ lấy đất (thìa xúc), găng tay cao su, thước đo chiều dài của cây.

+ Hóa chất: Nước.

+ Mẫu vật: Hạt đỗ, ngô, lạc,… nảy mầm, đất ẩm.

- Video về sự sinh trưởng và phát triển của một số thực vật, động vật.

- Phiếu định hướng quan sát số 1, số 2, số 3.

Phiếu định hướng quan sát số 1

THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỦA CÂY

QUA CÁC GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM

Số ngày

Chiều cao

Số lá

Cây 1

Cây 2

Cây 3

Trung bình

Cây 1

Cây 2

Cây 3

Trung bình

3 ngày

?

?

?

?

?

?

?

?

6 ngày

?

?

?

?

?

?

?

?

9 ngày

?

?

?

?

?

?

?

?

Phiếu định hướng quan sát số 2

QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT

Tên loài

thực vật

Dấu hiệu

quan sát được

Sinh trưởng

Phát triển

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Phiếu định hướng quan sát số 3

QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA MỘT SỐĐỘNG VẬT

Tên loài động vật

Dấu hiệu

quan sát được

Sinh trưởng

Phát triển

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

2. Cách tiến hành

2.1. Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng

- Bước 1: Trồng vài hạt đỗ, lạc, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

- Bước 2: Để nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

- Bước 3: Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây, đếm số lá sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

- Bước 4: Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh trưởng và phát triển của cây

2.2. Xem video về sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật

- Xem video, ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu định hướng quan sát.

- Hoàn thành phiếu báo cáo.

- Lưu ý: Khi xem video phải xác định được giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn phát triển ở một số thực vật, động vật.

2.3. Báo cáo kết quả thực hành

- Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật | Khoa học tự nhiên 7

B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật

Câu 1. Cho các dấu hiệu sau:

(1) Con bò tăng khối lượng từ 50 kg đến 100 kg

(2) Con gà trống mọc mào

(3) Con gà mái đẻ trứng

(4) Con rắn tăng chiều dài cơ thể thêm 20 cm

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là: (1), (4).

Dấu hiệu biểu hiện sự phát triển của cây là: (2), (3).

Câu 2. Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là

A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.

B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.

C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.

D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.

Đáp án đúng là: A

Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.

Câu 3. Nhóm nào sau đây gồm những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

A. bọ ngựa, cào cào, tôm, muỗi.

B. cá chép, gà, thỏ, khỉ.

C. châu chấu, ếch, muỗi, bọ rùa.

D. cánh cam, bọ rùa, cá chép, bướm.

Đáp án đúng là: B

Cá chép, gà, thỏ, khỉ có vòng đời sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đẻ trứng so với động vật đẻ con là

A. giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

B. giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

C. tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

D. tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm hơn.

Đáp án đúng là: A

Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.

B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.

C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.

D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.

Đáp án đúng là: B

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm các giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào mỗi loài.

Câu 6. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng của cây. Tại ngày thứ 3, bạn Lan thu được kết quả sau:

Cây quan sát

Cây lạc (cm)

Cây đậu tương (cm)

1

2

4

2

4

3

3

5

6

4

3

5

5

2

6

Để xác định loài cây nào có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn trong giai đoạn này, bạn Lan cần căn cứ vào số liệu nào sau đây?

A. Chiều cao lớn nhất của các cây.

B. Chiều cao thấp nhất của các cây.

C. Chiều cao trung bình của các cây.

D. Chiều cao gần lớn nhất của các cây.

Đáp án đúng là: C

Để xác định loài cây nào có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn trong giai đoạn này, bạn Lan cần căn cứ vàochiều cao trung bình của các cây.

Câu 7: Bạn Lan tiến hành thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng của cây. Tại ngày thứ 3, bạn Lan thu được kết quả sau:

Cây quan sát

Cây lạc (cm)

Cây đậu tương (cm)

1

2

4

2

4

3

3

5

6

4

3

5

5

2

6

Chiều cao trung bình của các cây lạc và cây đậu tương tham gia thí nghiệm trên lần lượt là

A. 3,2 cm và 4,8 cm.

B. 3 cm và 4,6 cm.

C. 2,8 cm và 4,8 cm.

D. 3,2 cm và 3,8 cm.

Đáp án đúng là: A

Cây lạc có chiều cao trung bình là: (2 + 4 + 5 + 3 + 2) : 5 = 3,2 cm.

Cây đậu tương có chiều cao trung bình là: (4 + 3 + 6 + 5 + 6) : 5 = 4,8 cm.

Câu 8. Cho các dấu hiệu sau:

(1) Lá cây tăng kích thước

(2) Cây mọc cành

(3) Rễ cây dài ra

(4) Cây mầm ra lá

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là: (1), (3).

Dấu hiệu biểu hiện sự phát triển của cây là: (2), (4).

Câu 9. Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

A. chứng minh cây có sự sinh sản.

B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.

C. chứng minh cây có sự phát triển.

D. chứng minh cây có sự cảm ứng.

Đáp án đúng là: B

Tiêu chí được theo dõi của thí nghiệm trên là chiều dài của thân → Thí nghiệm được thực hiện nhằm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

Câu 10. Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của cây cam lần lượt là

A. hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

B. hạt → hạt nảy mầm → cây con → cây mầm → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

C. cây mầm → cây con → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt → hạt → hạt nảy mầm.

D. cây con → cây mầm → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt → hạt → hạt nảy mầm.

Đáp án đúng là: A

Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của cây cam lần lượt là: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá