Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 5 Bài 28: Cộng hai số thập phân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc, có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 5.
Lý thuyết Toán lớp 5 Bài 28: Cộng hai số thập phân
A. Lý thuyết Cộng hai số thập phân
1. Cộng hai số thập phân
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a) 21,35 + 54,82
b) 35,6 + 8,32
Lời giải
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
a)
• Cộng như cộng các số tự nhiên
• Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
2. Tổng nhiều số thập phân
- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 23,6 + 12,87 + 5,21
3. Tính chất của phép cộng số thập phân
Ví dụ:
3,5 + 12,36 = 15,86
12,36 + 3,5 = 15,86
Vậy 3,5 + 12,36 = 12,36 + 3,5.
Ví dụ:
(2,5 + 5,6) + 3,4 = 8,1 + 3,4 = 11,5
2,5 + (5,6 + 3,4) = 2,5 + 9 = 11,5
Vậy (2,5 + 5,6) + 3,4 = 2,5 + (5,6 + 3,4)
Ví dụ: 3,5 + 0 = 3,5.
Lưu ý: Ta thường áp dụng các tính chất của phép cộng số thập phân trong các bài tính nhanh.
B. Bài tập Cộng hai số thập phân
I. Bài tập minh họa
Bài 1. Tam giác ABC có các kích thước như hình vẽ dưới đây. Tính chu vi tam giác ABC.
Hướng dẫn giải
Bài giải
Chu vi tam giác ABC là:
8,75 + 17,2 + 21,06 = 47,01 (cm)
Đáp số: 47,01 cm.
Bài 2. Một cửa hàng bán gạo. Buổi sáng, cửa hàng bán được 1,45 tạ gạo; buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 0,62 tạ gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đã bán được bao nhiêu tạ gạo?
Hướng dẫn giải
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số tạ gạo là:
1,45 + 0,62 = 2,07 (tạ)
Cả hai buổi của hàng bán được số tạ gạo là:
1,45 + 2,07 = 3,52 (tạ)
Đáp số: 3,52 tạ gạo
Bài 3. Cách đặt tính nào sai?
Hướng dẫn giải
Cách đặt tính sai là phép tính a) và phép tính d) vì chữ số ở cùng một hàng không thẳng cột với nhau.
Sửa lại:
Bài 4. Đặt tính rồi tính
a) 32,5 + 63,8 |
b) 72,4 + 3,85 |
c) 0,826 + 12,73 |
d) 24 + 6,81 |
Hướng dẫn giải
Bài 5.Tính bằng cách thuận tiện.
a) 12,3 + 31,5 + 37,7 |
b) 0,1 + 0,6 + 0,9 + 0,4 |
c) 51,7 +3,82 + 33,3+ 1,18 |
Hướng dẫn giải
a) 12,3 + 31,5 + 37,7
= (12,3 + 37,7) + 31,5
= 50 + 31,5
= 81,5
b) 0,1 + 0,6 + 0,9 + 0,4
= (0,1 + 0,9) + (0,6 + 0,4)
= 1 + 1
= 2
c) 51,7 +3,82 + 33,3+ 1,18
= (51,7 + 33,3) + (3,82 + 1,18)
= 85 + 5
= 90
II. Bài tập vận dụng
Bài 1. Phép cộng số thập phân có những tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất cộng với 0
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 2. Cho phép tính: 82,376 + 5,4 . Cách đặt tính nào sau đây là đúng?
Bài 3. Số thích hợp điền vào chỗ trống để:2,3 + ..... = 7,8 là:
A. 5,5 B. 4,5 C. 5,3 D. 4,3
Bài 4. Dấu thích hợp điền vào chỗ trống?
12,3 + 28,6 ……. 28,6 + 12,3
A. < B. > C. = D. A, B, C đều sai
Bài 5. Đặt tính rồi tính:
a) 25,67 + 18,32
b) 56,238 + 13,79
c) 35+ 16,34
d) 281,25 + 47,361
Bài 6. Tính bằng cách thuận tiện.
a) 8,32 + 14,6 + 1,68
b) 2,9 + 9,3 + 4,7 + 5,1
c) 57,55 + 24,9 + 12,45
d) 324,8 + 66,7 + 205,2 + 23,3
Bài 7. Chọn kết quả thích hợp với mỗi tổng.
Bài 8. Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:6,8 cm; 10,5 cm; 7,9 cm
Bài 9. Mảnh vải đỏ dài 57,45 m, mảnh vải xanh dài hơn mảnh vải đỏ 12,8 m. Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu mét?
Bài 10. Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 26,3 lít dầu, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 5,8 lít dầu. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 26: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Lý thuyết Bài 28: Cộng hai số thập phân
Lý thuyết Bài 29: Trừ hai số thập phân
Lý thuyết Bài 31: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Lý thuyết Bài 32: Nhân hai số thập phân