Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tình hình phát triển chung của các làng nghề hiện nay

93

Với giải Câu hỏi trang 55 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

Câu hỏi trang 55 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tình hình phát triển chung của các làng nghề hiện nay.

Lời giải:

- Số lượng làng nghề:

+ Tính đến 2020, cả nước có 2655 làng nghề, nghề và làng nghề truyền thống trong đó 1293 làng nghề, 168 nghề truyền thống và 635 làng nghề truyền thống đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận. So với 2011, số lượng làng nghề tăng cao do sự phát triển của các làng nghề mới và danh mục làng nghề thay đổi.

+ Số lượng làng nghề truyền thống giảm do bị sa sút, tan rã. Số lượng làng nghề của mỗi nhóm ngành sản xuất không giống nhau, nhóm có số lượng làng nghề nhiều nhất là: sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ và chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

- Lao động:

+ Năm 2020, cả nước có 672,1 nghìn lao động làm việc tại các làng nghề, tăng 13,5% so với 2011. Lao động thường xuyên chiếm tỉ lệ cao 66,8%, lao động thường vụ chiếm 33,2%. Chủ yếu làm trong các nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ.

+ Lực lượng lao động tinh hoa của làng nghề là nghệ nhân và thợ giỏi. Năm 2020, cả nước có 1178 nghệ nhân gồm: 185 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cấp Nhà nước, 572 nghệ nhân cấp tỉnh, 421 nghệ nhân do các hội, hiệp hội phong tặng.

- Thị trường tiêu thụ:

+ Tiêu thụ chủ yếu trong nước, để tăng sức cạnh tranh, các làng nghề tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, phát triển theo chường trình OCOP.

+ Đến nay có 11,8% số làng nghề có sản phẩm đăng kí nhãn hiệu, 130 làng nghề có sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

+ Một số sản phẩm đã được tiêu thụ ở nước ngoài. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thuộc 2 nhóm: sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ và sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ. Sản phẩm làng nghề hiện có mặt trên 163 nước.

- Địa bàn và hình thức tổ chức sản xuất:

+ Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh của các làng nghề năm 2020 là 211 nghìn cơ sở, tăng 44,9% so với 2011.

+ Hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trong các khu dân cư. Sự xuất hiện của các cụm công nghiệp làng nghề giúp làng nghề mở rộng mặt bằng sản xuất, tiếp cận tốt hơn với kĩ thuật, công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…

+ Hộ gia đình chiếm khoảng 98,7% tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề. Các hình thức sản xuất tiên tiến khác (doanh nghiệp, hợp tác xã) chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng phát triển khá mạnh. Các phường nghề, hiệp hội nghề nghiệp đang được phục hồi, vai trò quan trọng trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tư vấn, đào tạo nhân lực và xây dựng, bảo vệ thương hiệu làng nghề. Sự đa dạng của các hình thức này là điều kiện để tổ chức sản xuất ở làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Kết quả sản xuất kinh doanh:

+ Tổng doanh thu của các làng nghề năm 2020 đạt trên 58,2 nghìn tỉ đồng (tăng 81% so với năm 2011), trong đó nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có doanh thu lớn nhất, đạt 25,7 nghìn tỉ đồng (chiếm 44,1%); tiếp đến là nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản đạt 15,2 nghìn tỉ đồng (chiếm 26,1%).

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng cao, năm 2020 đạt trung bình khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Các nhóm làng nghề có mức thu nhập bình quân cao là: nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ. Nhóm làng nghề sản xuất muối có mức thu nhập bình quân thấp nhất.

- Phân bố: phát triển rộng khắp trên cả nước. Ở những vùng đông dân, phong tục tập quán phong phú, giao thông thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, làng nghề hình thành sớm và phát triển mạnh. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là những nơi tập trung nhiều làng nghề của cả nước.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá