Với giải Câu hỏi trang 49 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của làng nghề.
Lời giải:
- Thời kì Tiền sử: nghề thủ công xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kì đầu công nguyên đã xuất hiện nhiều nghề thủ công như: chế tác đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay, mộc và sơn, dệt vải, đan lát,…nghề đúc đồng phát triển nhất. Thời kì đồ đồng (Đông Sơn) người Việt cổ đã phát minh ra công thức hợp kim đồng thau, đồng thanh, tạo nên trống đồng tinh xảo. Đây là cơ sở hình thành ban đầu của làng nghề ở nước ta.
- Thời kì Bắc thuộc: các làng nghề vẫn được duy trì mặc dù bị kìm hãm, có những bước phát triển nhất định. Quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước xung quanh đã thúc đẩy các nghề cũ phát triển theo hướng ngày càng tinh xảo. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện: nghề làm giấy, nghề xây dựng,…
- Thời kì phong kiến độc lập:
+ Thời kì Lý – Trần (thế kỉ XI – XIV): thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của các làng nghề, nổi bật là nghề dệt. Nhu cầu phát triển chùa chiền, xây dựng cung điện làm cho các nghề nề, mộc, rèn, đúc phát triển ở nhiều nơi. Thời kì này, cả nước có khoảng 64 làng nghề, phân bố hầu khắp lãnh thổ; Kinh Bắc là khu vực nhiều nhất, tiếp đến là Thăng Long.
+ Thời kì Lê – Nguyễn (thế kỉ XV – XIX), các nghề dệt, nề, mộc, gốm, rèn, đúc đồng,… duy trì và phồn vinh hơn trước. Thời kì nhà Nguyễn các làng nghề phát triển đa dạng, phong phú. Các trung tâm phát triển làng nghề: Thăng Long, Kinh Bắc, Hà Tây, Nam Định. Khu vực miền Trung, các làng nghề phát triển mạnh tại Thừa Thiên Huế, Hội An. Ở Nam Bộ, các làng nghề thủ công phát triển gắn liền với công cuộc khai hoang, mở đất và sản xuất nông nghiệp như: dệt, gốm, mộc, rèn, đan lát, đóng ghe xuồng,… Những người thợ giỏi di cư từ Bắc vào Nam vừa hành nghề vừa truyền nghề và lập ra nhiều phường thợ nổi tiếng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Lái Thiêu,Thủ Dầu Một. Sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở Nhật Bản, Trung cận đông và nhiều nước phương tây khác. Giai đoạn này, các làng nghề, phố nghề đã dần phát triển theo hướng tách khỏi sản xuất nông nghiệp.
- Thời kì Pháp thuộc (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX):
+ Chính quyền thực dân Pháp xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp và đưa vào hàng hóa ngoại nhập nên sản phẩm của làng nghề bị cạnh tranh gay gắt. Một số làng nghề không còn phù hợp cới nhu cầu thị trường nên biến mất. Một số làng nghề tận dụng chính sách thực dân, thay đổi mẫu mã, tính chất sản phẩm nên tồn tại và phát triển mạnh. Chính quyền thực dân thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các ngành nghề nông thôn phát triển như mở một số trường dạy nghề, phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân và đưa sản phẩm thủ công tham gia hội chợ, triển làm tại Hà Nội và Pháp.
+ Nhiều nghề mới được du nhập từ Pháp và các nước khác: đồ đan mây, tráng gương bằng bạc, dệt vải màu, đăng ten, hương thắp, chỉ thêu, mành mành, đồ sừng, chế biến trà tàu hay làm đá trải đường. Ngoài Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, xuất hiện nhiều địa phương có làng nghề phát triển khác ở miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An; ở miền Nam là Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Gia Định (nay là Tp Hồ Chí Minh).
- Thời kì 1945 đến nay:
+ Trước năm 1986: cơ sở sản xuất của làng nghề tập trung trong các hợp tác xã. Vì coi là nghề phụ nên sản xuất ít chú ý đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, không đề cao sức sáng tạo của nghệ nhân. Sản phẩm làm ra chủ yếu xuất sang thị trường Đông Âu và Liên Xô. Quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất giảm sút.
+ Từ năm 1986 đến nay: tác động của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, làng nghề được chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Lần đầu tiên các tiêu chí công nhận làng nghề được xác định rõ. Danh mục làng nghề được mở rộng.
+ Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2010 đến nay, đã tạo điều kiện phát triển làng nghề với nhiều chính sách hỗ trợ. Làng nghề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kĩ thuật trong quá trình sản xuất. Các làng nghề bị mai một được bảo tồn, phục hồi. Nhiều làng nghề mới ra đời, đặc biệt là các nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như: chế biến nông sản, cơ khí nhỏ. Ngoài sản xuất, các làng nghề còn phát triển các mô hình du lịch cộng đồng. Cảnh quan, môi trường làng nghề; công tác đào tạo nghề được chú trọng. Làng nghề phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững.
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: