Làng nghề là một trong những nét đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta

34

Với giải Mở đầu trang 44 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

Mở đầu trang 44 Chuyên đề Địa Lí 12: Làng nghề là một trong những nét đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Vậy làng nghề được hiểu như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề ra sao? Làng nghề có đặc điểm, vai trò và tác động như thế nào đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường? Định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới là gì?

Lời giải:

- Khái niệm làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Quá trình hình thành và phát triển làng nghề:

+ Thời kì Tiền sử

+ Thời kì Bắc thuộc

+ Thời kì phong kiến độc lập

+ Thời kì Pháp thuộc (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

+ Thời kì 1945 đến nay

- Đặc điểm của làng nghề: gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, quy mô sản xuất nhỏ, kĩ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công với nhiều bí quyết truyền thống.

- Vai trò của làng nghề: góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo ra hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và hạn chế di cư tự do từ nông thôn ra thành thị; góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc; góp phần phát triển xã hội và xây dựng nông thôn mới

- Tác động của làng nghề: thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, du lịch và dịch vụ; nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn, hạn chế di dân, thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; phát huy các thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, thay đổi cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

- Định hướng phát triển làng nghề: phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa; phát huy vai trò của nghệ nhân và thợ giỏi.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá