Dựa vào thông tin bài học hãy phân tích các vai trò của làng nghề. Nêu ví dụ cụ thể

86

Với giải Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy phân tích các vai trò của làng nghề. Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Thúc đẩy các ngành nghề nông thôn phát triển thông qua nhu cầu mở rộng quy mô, địa bàn sản xuất và tăng thêm lao động. Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn chuyển biến tích vực theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ: làng nghề phát triển tạo điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ ở địa phương.

+ Kinh tế ở các làng nghề thay đổi về số lượng và tư duy sản xuất kinh doanh. Tập quán sản xuất ở vùng nông thôn chuyển dần từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường. Đây là yếu tố cơ bản giúp các địa phương có làng nghề chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại và đô thị hóa.

- Làng nghề tạo ra hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu: làng nghề sản xuất ra hàng trăm, nghìn mặt hàng khác nhau. Sản xuất được đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đẩy mạnh ứng dụng máy móc và công nghệ mới nên khối lượng sản phẩm ngày càng lớn. Sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình, địa phương, là hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Ví dụ: năm 2020, chỉ tính riêng nhóm hàng thủ công mĩ nghệ, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 2,4 tỉ USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như: gốm, sứ, mây, tre, cói, thảm; thêu, dệt thủ công,…

- Làng nghề góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và hạn chế di cư tự do từ nông thôn ra thành thị:

+ Làng nghề tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Bình quân mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 2 – 3 lao động thường xuyên (2020). Lao động thời vụ, nông dân mất ruộng, người về hưu, người tàn tật,… cũng được huy động vào những công đoạn thích hợp trong các cơ sở sản xuất làng nghề. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong các làng nghề thường cao gấp 2 lần thu nhập của lao động thuần nông trên địa bàn.

+ Giải quyết việc làm cho cả dân cư các vùng lân cận. Sự phát triển làng nghề kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, nghề dịch vụ khác, qua đó tạo thu nhập và giảm nghèo cho người dân nông thôn.

+ Mở rộng phạm vi, phát triển các làng nghề, thông qua giải quyết việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo còn góp phần giải quyết tình trạng di dân tự do từ nông thôn vào các thành phố lớn.

- Làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc:

+ Giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống được thể hiện trong các sản phẩm đặc trưng, không gian kiến trúc, lịch sử hình thành, phong tục, tập quán, luật lễ, lễ hội đặc sắc của làng.

+ Sản phẩm của làng nghề độc đáo, mang tính nghệ thuật cao vì chúng phản ánh rõ nét cuộc sống hàng ngày ở làng quê, phản ánh quan điểm nhân sinh và sự tài hoa của mỗi người thợ. Nhiều sản phẩm làng nghề có thẻ trở thành bảo vật, được coi là biểu tượng của truyền thống văn hóa dân tộc. Thông qua các sản phẩm đặc sắc của làng nghề, văn hóa các dân tộc Việt Nam được lưu giữ một cách cụ thể, bền vững và được quảng bá rộng rãi đến nhiều nước trên thế giới.

+ Mỗi làng nghề đều thờ cúng một tổ nghề hoặc một thành hoàng làng với lịch sử hình thành và phát triển riêng. Ngày hội làng trở thành dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của địa phương, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Ví dụ: lễ hội làng nghề Bát Tràng.

+ Làng nghề không chỉ là môi trường kinh tế, xã hội mà còn là môi trường văn hóa độc đáo. Bảo tồn và phát triển các làng nghề góp phần quan trọng trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

- Làng nghề góp phần phát triển xã hội và xây dựng nông thôn mới.

+ Mỗi làng nghề là một cộng đồng gắn kết mật thiết qua nhiều đời bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt về lãnh thổ, dòng họ, phường, hội nghề nghiệp và nhiều yếu tố tâm linh khác. Sự liên kết cộng đồng bền chặt giúp nâng cao ý thức tự quản và giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở các vùng nông thôn.

+ Việc phát triển các ngành nghề nông thôn trong các làng nghề còn góp phần nâng cao thu nhập và tích lũy cho người dân, thông qua đó thực hiện thành công nhiều tiêu chí nông thôn mới, góp phần xây dựng không gian nông thôn văn minh, giàu bản sắc

Đánh giá

0

0 đánh giá