Sưu tầm thông tin, hãy viết bài giới thiệu và quảng bá về sản phẩm của một làng nghề ở nước ta đến du khách quốc tế

121

Với giải Vận dụng trang 54 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề

Vận dụng trang 54 Chuyên đề Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, hãy viết bài giới thiệu và quảng bá về sản phẩm của một làng nghề ở nước ta đến du khách quốc tế.

Lời giải:

Làng nón Chuông

Làng nón Chuông tọa lạc tại xã Quốc Trung huyện Thanh Oai cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Làng Chuông thường được biết với tên gọi khác là làng nón lá Thanh Oai với diện tích trên 481 ha gồm 8 thôn dân cư là Tây Sơn, Liên Tân, Quang Trung, Mã Kiều, Chung Chính, Tân Tiến, Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Là một làng nghề ở hà nội lâu đời, từ thế kỉ thứ 8 thì làng đã bắt đầu sản xuất nón. Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông Hà Nội là nơi cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng. Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Hà Thành. Hiện tại, có hơn 4000 hộ dân ở làng Chuông đan nón lá đem đến những sản phẩm giá rẻ, mẫu mã phong phú cho khách hàng trong nước và quốc tế.

Nguyên liệu chính để làm cái nón lá là lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, còn chỉ và khung nón đan bằng nan tre có ở địa phương. Để tạo ra nón đẹp trước hết cần có khung vững chắc. Khung chủ yếu được đan bởi nan nứa và vật liệu này có nhiều dọc hai bờ đê sông Đáy. Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón. Cái tài của người thợ làng Chuông là các mối kết nối dây đan đều giấu kín bằng từng đường chỉ tinh tế. Sợi dây đan theo các đường kim với 16 lớp vòng thì chiếc nón mới thành hình. Khi chiếc nón đã đan xong, người ta hơ với hơi diêm để làm màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Trong khi làm nón, các cô gái làng Chuông trang trí thêm bằng việc dán vào thân nón những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Tinh tế hơn là dùng chỉ màu may chéo ở hai điểm đối diện trong lòng nón để sau đó có thể gắn quai nón bằng những dải lụa mềm, nhiều màu sắc, làm tôn lên nét duyên dáng của mỗi cô gái dưới vành nón.

Đến nơi đây, ngoài khám phá nghề làm nón làng chuông xưa, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động khác như lễ hội làng Chuông, hội chợ làng Chuông là địa điểm hội tụ và diễn ra nhiều hoạt động văn hoá dân gian trong vùng, là nơi để du khách có thể đi đi chơi, để xem trò chơi dân gian độc đáo là đánh cờ nghệ thuật và thổi cơm thi. Bên cạnh đó còn được tham quan các công trình như đình làng Chuông có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” đặc trưng triều Nguyễn, chùa làng nón Chuông khoác trên mình một nét cổ kính nhuộm màu thời gian mang đặc trưng của những ngôi làng cổ ở Hà Nội.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá