Dựa vào thông tin mục II.3, hãy phân tích tác động của làng nghề đến kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường ở nước ta

135

Với giải Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề

Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II.3, hãy phân tích tác động của làng nghề đến kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường ở nước ta.

Lời giải:

- Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tích cực:

• Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các sản phẩm làng nghề có giá trị thương mại cao là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.

• Một số làng nghề sản xuất ra các sản phẩm được xuất khẩu và nổi tiếng trên thị trường quốc tế, là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

• Làng nghề thường tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng địa phương. Với khoảng 50 nhóm nghề, các làng nghề trên cả nước đã thu hút khoảng 11 triệu lao động (2021), giải quyết được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn.

• Sự phát triển của làng nghề thúc đẩy hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn.

• Nhờ phát triển làng nghề, văn hóa – xã hội ở nông thôn được nâng cao, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo. Đặc biệt, tại các xã có nghề, do có thu nhập cao, người dân có nhiều điều kiện tích lũy nên việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới thuận lợi hơn so với các xã thuần nông.

 Phát triển làng nghề góp phần quan trọng trong bảo tồn văn hóa dân tộc.

+ Tác động tiêu cực:

• Một số trường hợp, các làng nghề sản xuất cùng một loại sản phẩm, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc giảm giá sản phẩm và thu nhập cho người thợ.

• Có thể tạo ra sự chênh lệch trong thu nhập giữa người thợ làm thuê và người chủ hoặc thương nhân. Người thợ có thể chỉ nhận được thu nhập thấp hơn so với giá trị sản phẩm mà họ tạo ra.

• Có thể tạo ra áp lực xã hội đối với những người làm việc trong làng do phải tuân theo các quy tắc và truyền thống cụ thể. Sự thay đổi trong cuộc sống cá nhân người thợ có thể bị hạn chế bởi những quy định riêng của làng nghề.

- Tác động đến tài nguyên, môi trường:

+ Tác động tích cực:

• Các sản phẩm của làng nghề thường được sản xuất từ các nguyên liệu và tài nguyên có sẵn trong vùng, từ đó giúp tận dụng tài nguyên tại chỗ và giảm thiểu chi phí vận chuyển và nhập khẩu.

• Các làng nghề thường có các quy trình sản xuất và công nghệ sản xuất được truyền lại qua nhiều thế hệ, tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững. Giúp giữ cho các tài nguyên tự nhiên tại địa phương không bị khai thác quá mức hoặc bị lãng phí.

• Một số làng nghề thúc đẩy các hình thức sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, tài nguyên tái sử dụng hoặc tái chế. Điều này giúp bảo tồn tài nguyên và giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.

+ Tác động tiêu cực:

• Khai thác, sử dụng các tài nguyên tự nhiên như gỗ, đất sét, đá, nước và nhiên liệu để sản xuất các sản phẩm thủ công quá mức có thể gây cạn kiệt tài nguyên.

• Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề lớn nhất cần giải quyết của các làng nghề. Tình trạng ô nhiễm môi trường tập trung vào các loại hình làng nghề đặc trưng như chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, thủ công mĩ nghệ,…

• Ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng, gây ra những tổn thất kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự ngay tại các làng nghề.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá