Với giải Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề
Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I.3, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển làng nghề ở nước ta
Lời giải:
- Quá trình hình thành: các làng nghề truyền thống nước ta đều ra đời ở nông thôn và tách dần từ nông nghiệp. Ban đầu, việc sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động của người nông dân. Sau đó, những ngành nghề phụ dần trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng. Song, để đảm bảo cuộc sống ổn định, người dân làng nghề vẫn duy trì nghề nông và đi buôn bán hoặc làm thêm nghề khác. Sự hình thành: hộ nông nghiệp => hộ nông nghiệp + nghề phụ => hộ chuyên nghề => phường nghề = > làng nghề, xã nghề.
- Lịch sử phát triển:
+ Thời kì Phùng Nguyên (3000 TCN), người Việt đã sáng chế ra kĩ thuật chế tác đá và sản xuất gốm. Đến thời kì Đông Sơn, phát minh ra công thức hợp kim đồng thau, đồng thanh và phát triển 7 nhóm nghề thủ công lớn( luyện kim, chế tạo đồ gốm, chế tạo thủy tinh, mộc và sơn, dệt vải, đan lát, chế tác đá).
+ Thời Lý – Trần (thế kỉ XI – XIV): một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ ngành nghề thủ công. Các ngành nghề phát triển mạnh là nghề gốm, kiến trúc xây dựng, chạm khắc gỗ và đá, sơn, giấy dó, dệt tơ lụa, đúc đồng, kim hòa, đóng thuyền,…
+ Thời nhà Lê, nhà Mạc (thế kỉ XV – XVII): làng nghề thủ công tiếp tục ra đời và phát triển. Hình thành 36 phố phường của Kinh thành Thăng Long với các phường nghề: làm giấy dó Yên Thái, dệt vải lụa Nghi Tàm, đúc đồng Ngũ Xá, phường Hàng Bạc, phường Hàng Trống,…
+ Thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI – XVII) thủ công nghiệp mang tính chất nghề phụ tiếp tục phát triển ở cả Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chính sách mở cửa, khuyến khích và bảo trợ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thu hút được một số lượng lớn lao động thủ công lành nghề miền Bắc vào sinh sống và lập nghiệp. Thời kì xuất hiện nhiều làng nghề thủ công có nguồn gốc từ miền Bắc như: đúc đồng Phước Kiều, mộc Kim Bồng, đá mĩ nghệ Non Nước, sơn mài Tân Bình Hiệp,…
+ Thời Pháp thuộc (1858 – 1945), chính quyền thực dân Pháp có một số hoạt động khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công. Một số trung tâm sản xuất thủ công mĩ nghệ đã hình thành ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quy Nhơn, Phan Thiết, Sài Gòn, Biên Hòa,…
+ Từ năm 1945 đến nay: làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau, gắn liền với sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, sự chuyển đổi trong cơ chế quản lí cùng với chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Nhà nước.
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành trang 53 Chuyên đề Địa Lí 12: Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương...
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: