Làng nghề ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời và phân bố rộng khắp đất nước

156

Với giải Mở đầu trang 41 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề

Mở đầu trang 41 Chuyên đề Địa Lí 12: Làng nghề ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời và phân bố rộng khắp đất nước. Phát triển làng nghề là giải pháp kinh tế quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Các làng nghề nước ta có đặc điểm và vai trò như thế nào? Hình thành và phát triển ra sao? Những tác động của làng nghề đối với kinh tế, xã hội và môi trường là gì?

Lời giải:

- Đặc điểm và vai trò của các làng nghề nước ta:

+ Đặc điểm: là một bộ phận của kinh tế nông thôn và gắn bó với sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng và nguồn nguyên liệu thường là tại chỗ, đặc biệt là các làng nghề truyền thống; có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong sản xuất; hình thức tổ chức sản xuất ngày càng phong phú; thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng.

- Sự hình thành và phát triển làng nghề:

+ Sự hình thành: hộ nông nghiệp => hộ nông nghiệp + nghề phụ => hộ chuyên nghề => phường nghề = > làng nghề, xã nghề.

+ Sự phát triển: gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa và kinh tế, từ thời kì Phùng Nguyên đến thời Lý – Trần, thời nhà Lê, Mạc, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thời Pháp Thuộc và từ 1945 đến nay.

- Những tác động của làng nghề đối với kinh tế, xã hội và môi trường:

+ Đối với kinh tế: tích cực: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nguồn thu ngoại tệ; tạo ra nhiều việc làm; thúc đẩy hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn; văn hóa – xã hội ở nông thôn được nâng cao, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo; bảo tồn văn hóa dân tộc. Tiêu cực: sự cạnh tranh không lành mạnh; chênh lệch trong thu nhập giữ người thợ làm thuê và người chủ hoặc thương nhân; tạo ra áp lực xã hội đối với những người làm việc trong làng.

+ Đối với tài nguyên, môi trường: tích cực: tận dụng tài nguyên, giảm thiểu chi phí vận chuyển và nhập khẩu; giữ cho các nguồn tài nguyên tự nhiên của địa phương không bị khai thác quá mức, lãng phí; bảo tồn tài nguyên, giảm áp lực lên môi trường tự nhiên. Tiêu cực: gây cạn kiệt tài nguyên; ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng sức khỏe, đời sống cộng đồng, gây tổn thất kinh tế, mất an ninh, trật tự.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá