Với giải Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề
Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II.1, hãy phân tích vai trò của các làng nghề ở nước ta.
Lời giải:
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn:
+ Mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình nông thôn, giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế của cộng đồng.
+ Giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới (phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động,…).
- Tạo ra khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu:
+ Các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo và chất lượng cao. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn dược xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác.
+ Các sản phẩm làng nghề đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ tăng từ 274 triệu USD năm 2000 lên khoảng 1,7 tỉ USD năm 2021.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa:
+ Các làng nghề ở vùng nông thôn góp phần phá vỡ cấu trúc thuần nông, mở ra khả năng phát triển công nghiệp nông thôn một cách hợp lí.
+ Tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, đó là các dịch vụ cung ứng vật liệu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ khác ở các làng nghề gắn với du lịch.
+ Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GRDP của các làng nghề tăng lên, chiếm từ 60 – 80%. Nhiều làng nghề phát triển trở thành trung tâm kinh tế của địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao lưu và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc. Những sản phẩm này luôn mang dấu ấn tâm hồn và bản sắc của dân tộc, là dấu ấn di sản văn hóa vô giá mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau.
+ Các làng nghề truyền thống là một dạng tài nguyên du lịch văn hóa. Nhiều làng nghề là nơi thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá văn hóa, sản phẩm và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bảo tồn và phát triển làng nghề cũng sẽ góp phần hiệu quả vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành trang 53 Chuyên đề Địa Lí 12: Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương...
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: