Sau một thời gian sử dụng, bạn Hà phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng

56

Với giải Bài 3 trang 134 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

Bài 3 trang 134 Hóa học 12: Sau một thời gian sử dụng, bạn Hà phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng, Hà cho rằng đó là calcium carbonate.

a) Đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của Hà.

b) Nếu lớp cặn là calcium carbonate, hãy:

• Đề xuất cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu.

• Đề xuất cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.

Lời giải:

a) Để kiểm chứng xem lớp cặn màu trắng đó có phải là calcium carbonate (CaCO3) ta dùng thí nghiệm sau:

- Lấy một ít cặn trắng đó cho vào cốc thủy tinh. Sau đó cho thêm một lượng giấm ăn (CH3COOH) vào rồi lắc đều.

- Nếu thấy lớp cặn tan và có sủi bọt khí làm tắt que đóm đang cháy thì lớp cặn trắng đó có calcium carbonate.

CaCO3(s) + 2CH3COOH(aq) ⟶ (CH3COO)2Ca(aq) + CO2(g) + H2O(l)

b)

• Cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu:

+ Dùng một lượng soda vừa đủ.

+ Dùng máy lọc nước có vật liệu trao đổi ion.

• Cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.

+ Sử dụng chanh hoặc giấm: Đổ nước vào ấm sau đó cho vào vài lát chanh tươi hoặc vài thìa giấm. Đun sôi, để nguội sau đó rửa bằng nước sạch.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá