Viết phương trình hoá học của phản ứng giải thích hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO3)2

91

Với giải Luyện tập 1 trang 132 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

Luyện tập 1 trang 132 Hóa học 12: Viết phương trình hoá học của phản ứng giải thích hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO3)2.

Lời giải:

Hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO3)2 là do xuất hiện kết tủa MgCO3 theo phương trình hóa học:

Mg(HCO3)2(aq) ⟶ Mg2+(aq) + 2HCO3(aq)

Mg2+(aq) + (aq) + OH(aq) ⟶ MgCO3(s) + H2O(l)

Lý thuyết Nước cứng

1. Khái niệm

Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

2. Phân loại

Căn cứ vào thành phần anion gốc aicd trong nước, nước cứng được chia thành ba loại:

- Nước cứng tạm thời được gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2

- Nước cứng vĩnh cửu được gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.

- Nước cứng toàn phần bao gồm nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.

3. Tác hại của nước cứng

Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất

+ Ống dẫn nước cứng, nồi hơi sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn (thành phần chính là CaCO3 và MgCO3). Lớp cặn này làm giảm lưu lượng nước trong ống dẫn, làm hỏng thiết bị, làm tiêu hao thêm nhiên liệu khi đun nóng nồi hơi, thậm chí có thể gây nổ nồi hơi.

+ Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng; làm hại quần áo.

+ Nước cứng làm giảm hương bị của trà khi pha và của thực phẩm khi nấu.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá