Với giải Câu hỏi 4 trang 118 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Nguyên tố nhóm IA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Câu hỏi 4 trang 118 Hóa học 12: Nêu một số lợi ích của việc tái tạo và tái sử dụng ammonia trong phương pháp Solvay.
Lời giải:
Một số lợi ích của việc tái tạo và tái sử dụng ammonia trong phương pháp Solvay:
- Làm giảm lượng ammonia (NH3) cần dùng.
- Giảm chi phí sản xuất, giúp hạ giá thành của sản phẩm baking soda và soda.
Lý thuyết Hợp chất
1. Khả năng hòa tan trong nước
Ở điều kiện thường, đa số các hợp chất của kim loại kiềm tan tốt trong nước.
2. Một số hợp chất quan trọng
a) Sodium chloride
- Sodium chloride được dùng trong chế biến và bảo quản nthực phẩm, làm nguyên liệu chính của quy trình trong công nghiệp chlorine – kiềm.
- Các sản phẩm của công nghiệp chlorine – kiềm có nhiều ứng dụng.
b) Sodium hydrogencarbonate, sodium carbonate
- Sodium hydrogencarbonate (NaHCO3)
+ NaHCO3 có dạng bột, màu trắng, còn được gọi là baking soda.
- Trong sản xuất và đời sống, baking soda có một số ứng dụng như
+ Điều chỉnh vị chua của nước giải khát theo phản ứng.
+ Làm tăng độ xốp của bánh, làm mềm thực phẩm. Đó là do sau khi trộn baking soda vào bột làm bánh hoặc tẩm ướp baking soda vào thực phẩm và đun nóng, NaHCO3 bị phân hủy sinh ra khí CO2, hơi nước.
- Sodium carbonate (Na2CO3)
+ Na2CO3 có dạng bột, màu trắng còn được gọi là soda.
+ Dung dịch soda có môi trường kiềm nên chất béo trong dầu, mỡ bị thủy phân trong dung dịch này. Do đó, soda được sử dụng để tẩy rửa dầu, mỡ bám trên các dụng cụ, thiết bị.
+ Soda thường được dùng để làm mềm nước cúng, làm nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thủy tinh, giấy và nhiều hóa chất khác.
+ Lượng lớn soda được sản xuất thep phương pháp Solvay bằn cách cho khí CO2 vào dung dịch chứa sodium chloride bão hòa và ammonia.
3. Phân biệt các ion kim loại
Khi đốt các hợp chất của kim loại kiềm khác nhau trên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu khác nhau:
- Hợp kim của Li: ngọn lửa có màu đỏ tía
- Hợp kim của Na: ngọn lửa có màu vàng
- Hợp kim của K: ngọn lửa có màu tím
Vì vậy, có thể nhận biết hoặc phân biệt các hợp chất của kim loại kiềm dựa vào màu ngọn lửa khi đốt chúng.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 115 Hóa học 12: Dự đoán potassium hay lithium phản ứng với nước mạnh hơn....
Thí nghiệm 1 trang 115 Hóa học 12: Tác dụng với nước...
Thí nghiệm 2 trang 115 Hóa học 12: Tác dụng với oxygen...
Thí nghiệm 3 trang 116 Hóa học 12: Tác dụng với chlorine...
Thí nghiệm 4 trang 119 Hóa học 12: Phân biệt các cation Li+, Na+, K+...
Bài 1 trang 120 Hóa học 12: Các kim loại kiềm khác nhau về những đặc điểm nào sau đây?...
Bài 2 trang 120 Hóa học 12: Vì sao trong tự nhiên không tìm thấy đơn chất kim loại kiềm?...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16. Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng