Tác dụng với oxygen: Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào muỗng đốt hoá chất

74

Với giải Thí nghiệm 2 trang 115 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Nguyên tố nhóm IA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Thí nghiệm 2 trang 115 Hóa học 12: Tác dụng với oxygen

Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào muỗng đốt hoá chất (muỗng được xuyên qua một nút cao su). Đốt kim loại trong muỗng trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen. Đậy nhanh nút cao su gắn với muỗng vào miệng bình tam giác.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

Lời giải:

Hiện tượng: Các mẩu kim loại nóng chảy khi hơ trên lửa đèn cồn và bốc cháy mãnh liệt trong bình khí oxygen, xuất hiện khói trắng.

- Li khi cháy cho ngọn lửa đỏ tía.

- Na khi cháy cho ngọn lửa màu vàng.

- K khi cháy cho ngọn lửa màu tím.

Lý thuyết Đơn chất

1. Tính chất vật lí

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm có xu hướng giảm từ lithium đến caesium.

b) Khối lượng riêng và độ cứng

Các kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấo hơn nhiều so với các kim loại nhóm khác. Các kim loại kiềm dễ được cắt nhỏ bởi dao, kéo.

2. Tính chất hóa học

a) Xu hướng chung

Do kim loại kiềm có giá trị EM+/Morất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh: M  M+ e

b) Tác dụng với nước, oxygen và chlorine

Các kim loại kiềm phản ứng mạnh với nước, oxygen, chlorine và nhiều chất oxi hóa khác,… Mức độ phản ứng của kim loại kiềm với chất oxi hóa tăng dần từ lithium đến caesium. Vì vậy:

+ Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại dạng hợp chất.

+ Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa khan hoặc trong bình khí hiếm.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá