Dung dịch của mỗi chất sau đều không màu: NaCl, Na2SO4, KCl, LiNO3

90

Với giải Luyện tập trang 95 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Nguyên tố nhóm IA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Luyện tập trang 95 Hóa học 12Dung dịch của mỗi chất sau đều không màu: NaCl, Na2SO4, KCl, LiNO3. Hãy để xuất cách phân biệt các dung dịch trên.

Lời giải:

- Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự.

- Nhúng đầu dây inox sạch vào một mẫu thử, rồi đưa vào ngọn lửa không màu của đèn khí. Lặp lại tương tự với mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa vàng chứa dung dịch NaCl, Na2SO4.

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa tím nhạt chứa dung dịch KCl.

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa đỏ tía chứa dung dịch LiNO3.

- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào hai mẫu thử chứa dung dịch NaCl, Na2SO4:

+ Mẫu thử không xuất hiện hiện tượng chứa dung dịch NaCl.

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch Na2SO4.

PTHH: Na2SO4+BaCl22NaCl+BaSO4

Lý thuyết Hợp chất

1. Tính tan

- Phần lớn các hợp chất của kim loại nhóm IA tan tốt trong nước, khi tan trong nước phân li thành ion.

2. Nhận biết ion

Có thể nhận biết ion kim loại kiềm bằng cách thử màu ngọn lửa.

+ Muối của lithium cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía.

+ Muối của sodium cháy cho ngọn lửa màu vàng.

+ Muối của potassium cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt.

3. Sodium chloride

NaCl là hợp chất phổ biến nhất của sodium trong tự nhiên, được khai thác từ nước biển, muối mỏ.

- NaCl có vai trò quan trọng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, y tế và trong cuộc sống hằng ngày của con người

4. Điện phân dung dịch sodium chloride

- Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn tạo ra các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm: sodium hydroxide, chlorinde vvà hydrogen.

5. Sodium hydrogencarbonate, sodium carbonate

1. Sodium hydrogencarbonate

- NaHCO3 còn gọi là baking soda, là chất rắn màu trắng, bền ở nhiệt độ thường, bị phân hủy khi đun nóng.

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 3)

NaHCO3 có thể tác dụng được với dung dịch acid và dung dịch kiềm:

NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O

NaHCO3 được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thủy tinh,…

- Trong y học, NaHCO3 được sử dụng để làm giảm chứng đau dạ dày, do dư acid, điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

2. Sodium carbonate

- Na2CO3 được gọi là soda, là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước.

- Một lượng lớn Na2CO3 được sử dụng trong công nghiệp thủy tinh.

3. Phương pháp Solvay

- Phương pháp Solvay dùng để sản xuất soda và baking soda

Quá trình cụ thể

(1) Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 đặc đến bão hòa.

(2) Nung CaCO3 rồi dẫn khí thoát ra vào dung dịch bão hòa của NaCl trong NH3

 Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 2)

(3) Do NaHCO3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước. Tách NaHCO3 khỏi dung dịch, nung ở nhiệt độ cao, thu được soda:

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

(4) Sản phẩm NH4Cl được chế hóa với vôi tôi, thu khí NH3:

2NH4Cl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

 
Đánh giá

0

0 đánh giá