Với giải Câu hỏi 7 trang 94 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Nguyên tố nhóm IA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Câu hỏi 7 trang 94 Hóa học 12: Kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh. Tại sao?
Lời giải:
Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có le, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách 1 electron khỏi nguyên tử để trở thành ion M+. Vì thế kim loại loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh.
Lý thuyết Đơn chất
1. Vị trí, cấu tạo và trạng thái tự nhiên
- Đặc điểm của kim loại nhóm IA:
+ Cấu hình electronh lớp ngoài cùng là ns1
+ Giá trị của thế điện cực chuẩn rất nhỏ.
+ Tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất.
2. Tính chất vật lí
- Kim loại nhóm IA có bán kính nguyên tử lớn, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít nên khối lượng riêng nhỏ. Lithium là kim loại nhẹ nhất trong tất cả kim loại.
- Do các ion kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu nên kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và độ cứng tương đối thấp.
3. Tính chất hóa học
Do kim loại kiềm có giá trị rất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh: M M+ + e
- Tác dụng với nước, oxygen và chlorine.
Các kim loại kiềm phản ứng mạnh với nước, oxygen, chlorine và nhiều chất oxi hóa khác,… Mức độ phản ứng của kim loại kiềm với chất oxi hóa tăng dần từ lithium đến caesium. Vì vậy:
+ Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại dạng hợp chất.
+ Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa khan hoặc trong bình khí hiếm.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 93 Hóa học 12: Vì sao kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp?...
Câu hỏi 7 trang 94 Hóa học 12: Kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh. Tại sao?...
Câu hỏi 11 trang 97 Hóa học 12: Giải thích tại sao NaHCO3 được dùng làm bột nở....
Luyện tập trang 98 Hóa học 12: Hãy vẽ sơ đồ tổng hợp Na2CO3 theo phương pháp Solvay....
Bài 1 trang 99 Hóa học 12: Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15. Các phương pháp tách kim loại
Bài 16. Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch