Gọi A là giao điểm của đồ thị hàm số với trục Oy, I là giao điểm của hai đường tiệm cận

176

Với giải Bài 12 trang 38 Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối chương 1 trang 37 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 12 Bài tập cuối chương 1 trang 37

Bài 12 trang 38 Toán 12 Tập 1: Cho hàm số y=2x+1x1.

a) Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số.

b) Gọi A là giao điểm của đồ thị hàm số với trục Oy, I là giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Tìm điểm B đối xứng với A qua I. Chứng minh rằng điểm B cũng thuộc đồ thị hàm số này.

Lời giải:

a) Xét hàm số y=2x+1x1.

1. Tập xác định: D = ℝ\{1}.

2. Sự biến thiên:

● Chiều biến thiên:

Đạo hàm y' = 3x12. Vì y' < 0 với mọi x ≠ 1 nên hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng (– ∞; 1) và (1; + ∞).

● Tiệm cận:

Ta có limxy=limx2x+1x1=2;  limx+y=limx+2x+1x1=2. Suy ra đường thẳng y = 2 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Ta có limx1y=limx12x+1x1=;  limx1+y=limx1+2x+1x1=+. Suy ra đường thẳng x = 1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

● Bảng biến thiên:

Bài 12 trang 38 Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

3. Đồ thị:

Với x = 0 thì y = – 1 nên đồ thị hàm số giao với trục Oy tại điểm (0; – 1).

Với y = 0 thì x = 12 nên đồ thị hàm số giao với trục Ox tại điểm 12;0.

Đồ thị của hàm số đã cho được biểu diễn như hình dưới đây.

Bài 12 trang 38 Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số là điểm I(1; 2). Các trục đối xứng của đồ thị hàm số là hai đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường tiệm cận x = 1 và y = 2.

b) Ta có A(0; – 1), I(1; 2).

Vì B đối xứng với A qua I nên I là trung điểm của AB.

Khi đó, tọa độ của điểm B là xB=2xIxA=210=2yB=2yIyA=221=5. Suy ra B(2; 5).

Ta có 22+121=5, do đó điểm B(2; 5) thuộc đồ thị hàm số y=2x+1x1.

Đánh giá

0

0 đánh giá