Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời

217

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 10: Văn bản thông tin Cánh diều có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 10: Văn bản thông tin có đáp án

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ oà cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt. ". (Nguyệt Cát)

a) Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90, 94)

b) Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả) như thế nào?

Trả lời:

a.

- Trạng ngữ: một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.

- Tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập"Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ vì các trạng ngữ trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ đều liên quan dẫn chứng về một sự kiện có tính lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một thời kì mới của cả một quốc gia. Còn đối với trường hợp trên, không cần thiết phải ghi dấu mốc lịch sử rõ ràng.

b.

- Trạng ngữ: Để có được như ngày hôm nay.

- Nội dung trạng ngữ đó chính là lí do, giải thích cho mối quan hệ nguyên nhân kết quả ở những câu tiếp theo: để có được ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và nước mắt.

- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản nêu theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, trình bày ra được lí do nào dẫn đến sự việc ấy.

Đánh giá

0

0 đánh giá