Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thơ Cánh diều có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thơ có đáp án
Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng), trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 1
Bác Hai gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 2
Để hỗ trợ các em nhỏ vùng cao, trường em đã phát động phong trào "Áo ấm cho em". Đây là hoạt động thường niên được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Phong trào diễn ra trong vòng một tuần. Chỉ sau năm ngày, ban tổ chức nhận được rất nhiều quần áo từ các bạn học sinh. Thông qua hoạt động đầy ý nghĩa này, em nhận ra được tầm quan trọng của việc "nhường cơm sẻ áo" trong cuộc sống. Em hi vọng những bộ quần áo ấy sẽ sưởi ấm các em nhỏ miền núi không đủ cơm ăn, áo mặc.
-> Câu văn có chứa thành ngữ: "Thông qua hoạt động đầy ý nghĩa này, em nhận ra được tầm quan trọng của việc "nhường cơm sẻ áo" trong cuộc sống."
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 3
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.
Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn:
- Một nắng hai sương.
- Chân lấm tay bùn.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 4
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, em có cơ hội trở về quê hương thăm ông bà sau thời gian dài sống ở Tiệp Khắc. Trên đường về, em được ngắm nhìn khung cảnh nên thơ với cánh đồng lúa chín vô tận cùng đàn cò trắng phau. Đến cửa nhà, em gặp ông vừa đi làm ruộng về. Ông lúc nào cũng "chân lấm tay bùn" như thế! Nhìn thấy ông, em vô cùng vui mừng, hạnh phúc. Đồng thời, không khỏi thương ông khi thấy ông lam lũ, vất vả. Đối với em, những tháng ngày trở về thăm quê và bên cạnh ông bà là khoảng thời gian ý nghĩa nhất.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 5
Đại dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Đối với Việt Nam, đại dịch đã ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục. Học sinh không thể đến trường. Việc học gặp phải thách thức khi không phải bất cứ gia đình nào cũng có điều kiện để mua lấy cho con mình một chiếc máy tính hay một cái điện thoại thông minh làm phương tiện học tập. Người Việt Nam vốn tương thân tương ái, đã có những hành động nhường cơm sẻ áo để giúp cho các bạn học sinh có các phương tiện để học tập tốt hơn.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 6
Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.
Các thành ngữ là:
một nắng hai sương
buôn thúng bán mẹt
nhường cơm sẻ áo
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 7
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm lòng tốt đẹp của con người Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Trái tim cho em” đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 8
Bà ngoại là người em vô cùng yêu thương. Năm nay, bà bảy mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ, lưng của bà đã bị còng xuống. Bà có một khuôn mặt phúc hậu. Làn da đã nhăn nheo nhưng vẫn toát lên vẻ hồng hào tươi sáng. Đôi mắt của bà đã mờ đục đi nhiều. Đôi bàn tay nhỏ bé có nhiều vết chai sần. Cả cuộc đời bà chăm lo cho con, cho cháu. Biết bao năm tháng bà phải chân lấm tay bùn trên đồng ruộng. Đến khi về già, bà mới được nghỉ ngơi, hưởng phúc. Mọi người đều rất kính trọng, yêu mến bà ngoại. Còn trong mắt của em, bà giống như bà tiên trong câu truyện cổ tích vậy.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 9
Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ của em bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt đen nhánh, luôn nhìn em thật dịu dàng. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ em là công nhân của một nhà máy may dệt. Hàng ngày công việc của mẹ rất vất vả và bận rộn. Nhưng mẹ vẫn chăm sóc gia đình. Mọi công việc nhà mẹ đều lo toan cẩn thận. Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình. Nên em tự hứa sẽ học tập thật tốt để mẹ cảm thấy vui lòng.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 10
Xã hội ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người đầy đủ hơn. Tuy nhiên, còn không ít người vẫn phải chịu cảnh gạo chợ nước sông. Cuộc sống của họ hết sức khó khăn và thiếu thốn. Điều đó khiến mỗi người cần nêu cao tinh thần nhân ái. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Ngày hôm nay, tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn. Hãy cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 11
Mẹ là người em yêu nhất trên đời. Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người khá mảnh mai. Mái tóc được cắt ngắn gọn gàng. Đôi mắt của mẹ sáng như những vì sao. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay đã có nhiều vết chai sần nhưng thật ấm áp và tình cảm. Bố của em mất sớm. Mình mẹ một nắng hai sương làm lụng nuôi em ăn học. Hằng ngày, mẹ thức dậy từ sớm để đi làm việc ở nhà máy. Tối đến, mẹ còn dạy em học bài. Nhờ có mẹ, em đã học được nhiều điều bổ ích. Em kính trọng và yêu thương mẹ thật nhiều.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ - Mẫu 12
Khi được học về thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em rất ấn tượng với câu "gạo chợ nước sông". Câu nói này dùng để chỉ cuộc sống tạm bợ, bấp bênh, phải ăn đong từng bữa. Nó khiến em nhớ đến câu chuyện bà ngoại hay kể về những năm tháng chiến tranh. Khi ấy, quân địch tàn phá rất nhiều bản làng. Bà cùng gia đình luôn phải chạy trốn vào rừng hoặc di tản sang các làng lân cận. Lương thực thiếu thốn khiến cho cuộc sống càng thêm vất vả, có những ngày còn phải ăn quả dại qua bữa. Em cảm thấy rất may mắn khi có được cuộc sống hòa bình, yên ổn như ngày hôm nay.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của thơ.
Câu 5: Như thế nào là thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
Câu 6: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 7: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 1: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc thể thơ gì?
Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả Minh Huệ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” là?
Câu 4: Nêu bố cục bài “Đêm nay Bác không ngủ”.
Câu 13: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Đêm nay Bác không ngủ”.
Câu 1: Văn bản “Lượm” thuộc thể thơ gì?
Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả Tố Hữu.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lượm” là?
Câu 5: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8 bài “Lượm”.
Câu 6: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 bài “Lượm”.
Câu 8: Kể lại câu chuyện trong bài thơ “Lượm” dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
Câu 10: Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 bài “Lượm” được tách ra thành những khổ thơ riêng?
Câu 14: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Lượm”.
Câu 1: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 5: Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?
Câu 1: Văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” thuộc thể thơ gì?
Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả U-xa-chốp.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” là?
Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.
Câu 7: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con (khoảng 7 dòng).
Câu 11: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Gấu con chân vòng kiềng”.
Câu 1: Thế nào là viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
Câu 1: Mục đích khi chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề là gì?
Câu 3: Để trình bày ý kiến về một vấn đề em cần thực hành những thao tác gì?
Câu 1. Nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
Câu 2. Tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?
Câu 3. Tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về vàng ơi?” là gì?
Câu 4. Xác định đoạn thơ trong bài “Sao không về vàng ơi” thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?
Câu 5. Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” giống bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” ở điểm nào?
Câu 6. Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” khác bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” ở điểm nào?
Câu 7. Chủ đề của bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” là gì?
Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về Vàng ơi?” ?
Câu 9. Tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai bài “Sao không về Vàng ơi?”
Câu 10. Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 - 4 dòng ngắn gọn.