15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án – Hóa học lớp 11

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 18: Ôn tập chương 4 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Ôn tập chương 4. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 18: Ôn tập chương 4

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

Câu 1: Cho các chất sau: propane, propene, propyne, butane, but-l-yne, but-2-yne, but-1-ene và cis-but-2-ene. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là propyne, but-l-yne.

Câu 2: Cho các alkene sau: CH2=CH-CH3; (CH3)2C=C(CH3)2, CH3CH=CHCH3 và CH3CH=CHC2H5. Số alkene có đồng phân hình học là

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Đáp án đúng là: A

Alkene có đồng phân hình học là CH3CH=CHCH3 và CH3CH=CHC2H5.

Câu 3:Cho các phát biểu sau:

(1) Propane và butane được sử dụng làm khí đốt;

(2) Ethene và propene được sử dụng để tổng hợp polymer;

(3) Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu cho đèn xì oxygen-acetylene;

(4) Styrene được sử dụng tổng hợp polymer;

(5) Toluene được sử dụng tổng hợp thuốc nổ.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: A

Các phát biểu trên đều đúng.

Câu 4: Cho phản ứng: HC≡CH + H2O H2SO4,80oCHgSO4

Sản phẩm của phản ứng trên là

A. CH2=CH-OH.

B. CH3-CH=O.

C. CH2=CH2.

D. CH3-O-CH3.

Đáp án đúng là: B

HC≡CH + H2O H2SO4,80oCHgSO4 CH3-CH=O.

Câu 5: Số đồng phân cấu tạo alkene có cùng công thức C4H8 và số đồng phân cấu tạo alkyne có cùng công thức C4H6 lần lượt là

A. 4 và 2.

B. 4 và 3.

C. 3 và 3.

D. 3 và 2.

Đáp án đúng là: D

Alkene có công thức C4H8 có các đồng phân cấu tạo là: CH2=CHCH2CH3; CH2=C(CH3)CH3, CH3CH=CHCH3.

Alkyne có công thức C4H6có các đồng phân cấu tạo là CH ≡ C – CH2 – CH3, CH3  C ≡ C  CH3.

Câu 6: Chất nào sau đây không phải là hydrocarbon?

A. CH3 – CH3

B. CH2 = CH2

C. CH ≡ CH

D. CH3 – CH2 – OH

Đáp án đúng là: D

Hydrocarbon là những hợp chất có thành phần chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.

Ví dụ: CH3 – CH3, CH2 = CH2, CH ≡ CH.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử hydrocarbon, số nguyên tử hydrogen luôn là số chẵn.

B. Trong phân tử alken, liên kết đôi gồm một liên kết pi và một liên kết xích ma.

C. Hydrocarbon no là hydrocarbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

D. Công thức chung của hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n.

Đáp án đúng là: D

Vì công thức chung của hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n+2.

Câu 8: Công thức cấu tạo của 3-methylbut-1-yne là

A. (CH3)2CH-C≡CH.

B. CH3CH­2CH2-C≡CH.

C. CH3-C≡C-CH2CH3.

D. CH3CH2- C≡C-CH3.

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo của 3-methylbut-1-yne là (CH3)2CH-C≡CH.

Câu 9: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn dẫn xuất thế monochloro. X là

A. pentane.

B. isopentane.

C. neopentane.

D. isobutane.

Đáp án đúng là: B

Vì khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn dẫn xuất thế monochloro nên X có công thức cấu tạo là CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3

Tên gọi của X là isopentane.

Câu 10: Chất lỏng X có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4, ở điều kiện thường. X là chất nào trong các chất sau đây?

A. Benzene.

B. Toluene.

C. Styrene.

D.Naphtalene.

Đáp án đúng là: C

Styrene có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4, ở điều kiện thường vì có nhóm – CH = CH2 ngoài vòng benzene.

Câu 11: Công thức của ethylbenzene là

A.Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

B.Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

C.Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

D.Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

Đáp án đúng là: D

Công thức của ethylbenzene làTrắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

Câu 12: Benzene không làm mất màu dung dịch nước bromine nhưng có thể phản ứng với brom khan khi có mặt xúc tác iron (III) bromine. Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng đốt cháy.

Đáp án đúng là: A

Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Ôn tập chương 4

Phản ứng này thuộc loại phản ứng thế.

Câu 13: Có thể phân biệt acetylene, ethylene và methane bằng hóa chất nào sau đây?

A. KMnO4 và NaOH.

B. KMnO4 và quỳ tím.

C. AgNO3/NH3.

D. Br2 và AgNO3/NH3.

Đáp án đúng là: D

- Dùng AgNO3/NH3 nhận biết ra acetylene vì tạo kết tủa vàng nhạt

CHCH + 2[Ag(NH3)2]OH toCAgCAgvàng nhạt + 4NH3 + 2H2O

- Dùng Br2 nhận biết ra ethylene vì làm mất màu dung dịch Br2.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

- Methane không phản ứng với Br2 và AgNO3/NH3

Câu 14: Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây?

A. But – 1 - ene.

B. Propene.

C. Vinyl chloride.

D. Ethylene.

Đáp án đúng là: D

Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất Ethylene.

nCH2=CH2 xt,to,p ( CH2 – CH2 )n

ethylene polyethylene (PE)

Câu 15: Một số chất gây ô nhiễm môi trường như benzene, toluene có trong khí thải đốt cháy nhiên liệu xăng, dầu. Để giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm này cần

A. Cấm sử dụng nhiên liệu xăng.

B. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

C. Thay xăng bằng khí gas.

D. Cấm sử dụng xe cá nhân.

Đáp án đúng là: B

Để giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cần hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá