41 câu Trắc nghiệm Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán lớp 8

698

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 8 Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác  sách Cánh diều. Bài viết gồm 41 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 8.

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác

Câu 1 : Cho tam giác ABC cân tại A, AC=20cm,BC=24cm. Các đường cao AD và CE cắt nhau tại H. Khi đó,

  • A
    HD=12cm
  • B
    HD=6cm
  • C
    HD=9cm
  • D
    HD=10cm

Đáp án : C

Lời giải: 

Tam giác ABC cân tại A nên BD=DC=BC2=12(cm)

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ADC vuông tại D ta có: AD2=AC2DC2=162AD=16cm

Tam giác CDH và tam giác ADB có: ^CDH=^ADB=900,^C1=^A1 (cùng phụ với góc B)

Do đó, ΔCDHΔADBHDBD=CDADHD12=1216=34

Suy ra: HD=9cm

Câu 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH chia đoạn BC thành hai đoạn thẳng HB=7cm,HC=18cm. Điểm E thuộc đoạn thẳng HC sao cho đường thẳng đi qua E và vuông góc với BC chia tam giác thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Khi đó,

  • A
    CE=15cm
  • B
    CE=16cm
  • C
    CE=12cm
  • D
    CE=10cm

Đáp án : A

Lời giải: 

Gọi D là giao điểm của AC và đường vuông góc với BC tại E.

Tam giác AHC và tam giác ABC có: ^AHC=^BAC=900,ˆCchung. Do đó, ΔACHΔBCA

Ta có: SDEC=12SABC(1) , SAHCSABC=12HC.AH12BC.AH=HCBC=1825SAHC=1825SABC(2)

Từ (1) và (2) ta có: SDEC:SAHC=12:1825=2536=(56)2(3)

Tam giác DEC và tam giác AHC có: ^DEC=^AHC=900,ˆCchung

ΔDECΔAHCSDECSAHC=(ECHC)2(4)

Từ (3) và (4) ta có: ECHC=56  EC18=56EC=15cm

Câu 3: Cho hình bình hành ABCD (AC>AB) . Gọi E là hình chiếu của C trên AB, K là hình chiếu của C trên AD và H là hình chiếu của B trên AC.

Chọn đáp án đúng.

  • A
    AB.AE+AD.AK=2AC2
  • B
    2AB.AE+AD.AK=AC2
  • C
    AB.AE+2AD.AK=AC2
  • D
    AB.AE+AD.AK=AC2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tam giác AHB và tam giác AEC có: ^A1chung,^AHB=ˆE=900

Do đó, ΔAHBΔAECAHAE=ABACAB.AE=AC.AH

Vì BC// AD (do ABCD là hình bình hành) nên ^C1=^A2 , mà ^BHC=ˆK=900

Do đó, ΔAKCΔCHBAKCH=ACCBAK.CB=AC.CH

Vì ABCD là hình bình hành nên BC=AD

Do đó, AD.AK=AC.CH(3)

Từ (1), (2) và (3) ta có:

AB.AE+AD.AK=AC(AH+CH)=AC2

Câu 4 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy một điểm M bất kì trên cạnh AC. Từ C vẽ một đường thẳng vuông góc với tia BM, đường thẳng này cắt tia BM tại D, cắt tia BA tại E. Khi đó:

  • A
    BM.BD+CM.CA=12BC2
  • B
    BM.BD+2CM.CA=BC2
  • C
    BM.BD+CM.CA=BC2
  • D
    BM.BD+CM.CA=2BC2

Đáp án : C

Lời giải  :

Kẻ MI vuông góc với BC tại I

Tam giác BIM và tam giác BDC có: ^BIM=^BDC=900,^MBCchung

Do đó, ΔBIMΔBDCBMBC=BIBDBM.BD=BC.BI(1)

Chứng minh tương tự ta có: ΔICMΔACBCMBC=CICACM.CA=BC.CI(2)

Từ (1) và (2) ta có: BM.BD+CM.CA=BC.BI+BC.CI=BC(BI+CI)=BC2

Câu 5 : Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CE. Biết rằng BE=3cm,BC=8cm.

Độ dài đoạn thẳng AB là:

  • A
    343cm
  • B
    32cm
  • C
    323cm
  • D
    35cm

Đáp án : C

Lời giải :

Kẻ đường cao AD của tam giác ABC.

Vì tam giác ABC cân tại A nên AD là đường cao đồng thời là đường trung tuyến

Suy ra: BD=12BC=4cm

Xét tam giác CBE và tam giác ABD có: ^BEC=^ADB=900 và góc B chung

Do đó, ΔCBEΔABD(g.g)BCAB=BEBDAB=BD.BCBE=323(cm)

Câu 6 : Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    2AC=CH.BC
  • B
    AC2=12CH.BC
  • C
    AC2=CH.BC
  • D
    AC2=2CH.BC

Đáp án : C

Lời giải :

Tam giác ACH và tam giác CBA có: ^AHC=^BAC=900,ˆCchung

Do đó, ΔACHΔBCA(g.g)ACBC=CHACAC2=CH.BC

Câu 7 : Cho tam giác ABC cân tại A , đường cao CE . Tính AB , biết BC=24 cm và BE=9 cm.

  • A
    16cm
  • B
    32cm
  • C
    24cm
  • D
    18cm

Đáp án : B

Lời giải :

Kẻ đường cao AD . Xét ΔCBE và ΔABD có ^BEC=^ADB=90 và ˆB chung nên ΔCBEΔABDBCAB=BEBD hay 24AB=912

AB=32cm .

Câu 8 : Cho hình vẽ:

Chọn đáp án đúng

  • A
    AI.AN+BI.BM=2AB2
  • B
    AI.AN+BI.BM=AB2
  • C
    AI.AN+2BI.BM=AB2
  • D
    2AI.AN+BI.BM=AB2

Đáp án : B

Lời giải  :

Tam giác ABN và tam giác AIP có: ˆN=^IPA=900,^BANchung

Do đó, ΔABNΔAIPABAI=ANAPAI.AN=AP.AB

Tam giác AMB và tam giác IPB có: ˆM=^IPB=900,^ABMchung

Do đó, ΔAMBΔIPBABBI=BMBPAB.BP=BI.BM

Vậy AI.AN+BI.BM=AP.AB+AB.PB=AB(AP+PB)=AB2

Câu 9 : Cho hình vẽ:

Chọn đáp án đúng

  • A
    AC.AK=12AB.AI
  • B
    AC.AK=2AB.AI
  • C
    AC.AK=3AB.AI
  • D
    AC.AK=AB.AI

Đáp án : D

Lời giải:

Tam giác AHI và tam giác ABH có: ^HAIchung,^AIH=^AHB=900

Do đó, ΔAHIΔABHAHAB=AIAHAH2=AB.AI (1)

Tam giác AHK và tam giác ACH có: ^HACchung, ^AKH=^AHC=900

Do đó, ΔAHKΔACHAHAC=AKAHAH2=AK.AC (2)

Từ (1) và (2) ta có: AC.AK=AB.AI

Câu 10 : Cho hình vẽ:

Chọn đáp án đúng.

  • A
    y=10
  • B
    x=4,8
  • C
    A, B đều đúng
  • D
    A, B đều sai

Đáp án : B

Lời giải :

Tam giác ADO và tam giác ECO có: ^DAO=^CEO=900,^AOD=^COE (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ΔADOΔECOADEC=DOCO4x=56x=4,8

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ADO vuông tại A ta có:

AD2+AO2=OD2 AO2=DO2AD2=9AO=3

Tam giác CEO và tam giác CAB có: ^CEO=^CAB=900,ˆCchung

Do đó, ΔCEOΔCABCOCB=CECACOEC+EB=CECO+AO64,8+y=4,86+3y=6,45

Câu 11 : Cho tam giác ABC vuông tại A có ˆB=300, tam giác MNP vuông tại M có ˆN=600.

Chọn đáp án đúng.

  • A
    AB.PN=MP.BC
  • B
    AB.MP=PN.BC
  • C
    AB.MP=2PN.BC
  • D
    AB.PN=2MP.BC

Đáp án : A

Lời giải  :

Tam giác ABC vuông tại A nên ˆB+ˆC=900ˆC=900ˆB=600

Tam giác ABC và tam giác MNP có: ˆA=ˆM=900,ˆC=ˆN(=600)

Do đó, ΔABCΔMPN(g.g)ABMP=BCPNAB.PN=MP.BC

Câu 12 : Cho hình vẽ:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A
    DH2=HE+2HF
  • B
    DH2=HE.HF
  • C
    DH2=HE+HF
  • D
    DH2=HEHF

Đáp án : B

Lời giải  :

Ta có: ^EDH+^HDF=ˆF+^HDF(=900)^EDH=ˆF

Tam giác EDH và tam giác DFH có:

^EHD=^FHD=900,^EDH=ˆF

Do đó, ΔEDHΔDFH(g.g) nên DHFH=EHDHDH2=EH.FH

Câu 13 : Một ngọn tháp cho như hình vẽ dưới đây, biết rằng MB=20m,MF=2m,FE=1,65m.

Chiều cao AB của ngọn tháp bằng:

  • A
    17,5m
  • B
    14,5m
  • C
    16,5m
  • D
    15,5m

Đáp án : C

Lời giải  :

Xét tam giác AMB và tam giác EMF có:

^ABM=^EFM=900,ˆMchung

Do đó, ΔABMΔEFM(g.g)

Suy ra: ABFE=BMFM=202=10AB=10.FE=10.1,65=16,5(m)

Câu 14 : Một người ở vị trí điểm A muốn đo khoảng cách đến điểm B ở bên kia sông mà không thể qua sông được. Sử dụng giác kế, người đó xác định được một điểm M trên bờ sông sao cho AM=2m,AMAB và đo được góc AMB. Tiếp theo, người đó vẽ trên giấy tam giác A’M’B’ vuông tại A’ có AM=1cm,^AMB=^AMB và đo được AB=5cm (hình vẽ dưới). Khoảng cách từ A đến B bằng:

  • A
    4m
  • B
    6m
  • C
    8m
  • D
    10m

Đáp án : D

Lời giải:

Đổi 1cm=0,01m;5cm=0,05m

Tam giác AMB và tam giác A’M’B’ có: ^BAM=^BAM=900,^AMB=^AMB

Do đó,ΔAMBΔAMB(g.g)

Suy ra, ABAB=AMAM=20,01=200AB=200.AB=10(m)

Câu 15 : Cho hình vẽ:

Chọn đáp án đúng.

  • A
    BCBE=2BDBA
  • B
    BCBE=BDBA
  • C
    2BCBE=BDBA
  • D
    A, B, C đều sai

Đáp án : B

Lời giải  :

Ta có: ˆA+ˆC=ˆA+ˆE(=900)ˆC=ˆE

Xét tam giác ABE và tam giác DCB có: ^ABE=^DBC=900,ˆE=ˆC

Do đó, ΔABEΔDBC(g.g)

Do đó, BCBE=BDBA

Câu 16 : Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    ΔACHΔBCA
  • B
    ΔACHΔCBA
  • C
    ΔACHΔBAC
  • D
    ΔACHΔCBA

Đáp án : A

Lời giải :

Tam giác ACH và tam giác CBA có: ^AHC=^BAC=900,ˆCchung

Do đó, ΔACHΔBCA(g.g)

Câu 17 : Cho các mệnh đề  sau. Chọn câu đúng.

(I) Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

(II) Nếu một góc của tam giác vuông này lớn hơn một góc của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

  • A
    (I) đúng, (II) sai
  • B
    (I) sai, (II) đúng       
  • C
    (I) và (II) đều sai 
  • D
    (I) và (II) đều đúng

Đáp án : A

Lời giải :

Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

Vậy (I) đúng, (II) sai.

Câu 18 : Cho tam giác ABC vuông tại A và DEF vuông tại D. Để ΔABCΔDEF thì ta cần thêm điều kiện:

  • A
    ˆB=ˆE
  • B
    ˆB=ˆF
  • C
    ˆB=12ˆE
  • D
    ˆB=12ˆF

Đáp án : A

Lời giải :

Điều kiện cần thêm là: ˆB=ˆE

Câu 19 : Cho hình vẽ:

Chọn đáp án đúng

  • A
    ΔIPQΔIMN
  • B
    ΔIPQ=ΔIMN
  • C
    ΔIPQΔINM
  • D
    ΔIPQΔMNI

Đáp án : A

Lời giải: 

Tam giác IPQ và tam giác IMN có: ˆIchung,^IPQ=ˆM=900

Do đó,  ΔIPQΔIMN(g.g)

Câu 20 : Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D có: ˆB=ˆF

Chọn đáp án đúng

  • A
    ΔABC=ΔDEF
  • B
    ΔABCΔDFE
  • C
    ΔABCΔEDF
  • D
    ΔABCΔDEF

Đáp án : B

Lời giải  :

Tam giác ABC và tam giác DEF có: ^BAC=^EDF=900,ˆB=ˆF nên ΔABCΔDFE(g.g)

Câu 21 : Nếu ΔMNP và ΔDEF có ˆM=ˆD=90 , ˆP=50 . Để ΔMNPΔDEF thì cần thêm điều kiện

  • A
    ˆE=50 .
  • B
    ˆF=60 .
  • C
    ˆF=40 .
  • D
    ˆE=40

Đáp án : D

Lời giải:

ΔMNP có ˆM=90 , ˆP=50 ˆN=40 .

ΔMNP và ΔDEF có ˆM=ˆD (gt) cần thêm điều kiện ˆE=40 thì ˆN=ˆE=40

Lúc này ΔMNPΔDEF (g – g ).

Câu 22 : Nếu ΔDEF và ΔSRK có ˆD=70 ; ˆE=60 ; ˆS=70 ; ˆK=50 thì

  • A
    DESR=DFSK=EFRK .
  • B
    DESR=DFRK=EFSK .
  • C
    DESR=DFSR=EFRK .  
  • D
    DERK=DFSK=EFSR

Đáp án : A

Lời giải: 

ΔDEF có ˆD+ˆE+ˆF=18070+60+ˆF=180ˆF=50 .

ΔDEF và ΔSRK có ˆD=ˆS=70 và ˆF=ˆK=50 nên ΔDEFΔSRK (g – g).

Suy ra DESR=DFSK=EFRK .

Câu 23 : Cho hình vẽ. Khẳng định nào sao đây đúng

  • A
    ΔABCΔABH .
  • B
    ΔABCΔHAB .
  • C

    ΔABCΔAHB .

  • D
    ΔABCΔHBA .

Đáp án : D

Lời giải :

ΔABC và ΔHBA có góc ˆB chung, ^BAC=^AHB=90 nên ΔABCΔHBA (g – g)

Câu 24 : Cho ΔABC vuông tại A, đường cao AH. Hệ thức nào sau đây đúng?

  • A
    AB=BC.BH.
  • B
    AC2=CH.BH.
  • C
    AH2=BH.CH.
  • D
    AH=CH.BH.

Đáp án : C

Lời giải  :

Xét ΔHCA và ΔHAB có:

^HAC=ˆB (Vì cùng phụ với ^HAB ); ^CHA=^AHB=90

nên ΔHCAΔHAB (g – g ) AHBH=CHAHAH2=BH.CH.

Câu 25 : Cho hình thang ABCD (AB//CD)O là giao điểm  hai đường chéo AC và BD. Khẳng định nào sau đây đúng

  • A
    ΔOABΔODC.
  • B
    ΔCABΔCDA.
  • C
    ΔOABΔOCD.
  • D
    ΔOADΔOBC.

Đáp án : C

Lời giải  :

Vì AB//CD (gt) nên ^ABO=^ODC (cặp góc so le trong) .

ΔOAB và ΔOCD có:

^ABO=^ODC (chứng minh trên); ^AOB=^COD (hai góc đối đỉnh)

Nên ΔOABΔOCD (g – g ).

Câu 26 : Cho hình thang ABCD (AB//CD)O là giao điểm hai đường chéo AC và BDKhẳng định nào sau đây đúng

  • A
    OA.OC=OB.OD.
  • B
    OA.OD=OB.OC.
  • C
    OA.OB=OC.OD.
  • D
    OA.AB=OC.CD.

Đáp án : B

Lời giải  :

Vì AB//CD (gt) nên ^ABO=^ODC (cặp góc so le trong) .

ΔOAB và ΔODC có:

^ABO=^ODC (chứng minh trên); ^AOB=^COD (hai góc đối đỉnh)

Nên ΔOABΔOCD (g – g ) OAOC=OBODOA.OD=OB.OC.

Câu 27 : Cho hình thang ABCD(AB//CD)^ADB=^BCDAB=2cmBD=5cm. Độ dài đoạn thẳng CD là

  • A
    25cm.
  • B
    52cm.
  • C
    52cm.
  • D
    2,5cm.

Đáp án : D

Lời giải  :

Vì AB//CD^ABD=^BDC (cặp góc so le trong).

Xét ΔADB và ΔBCD có:

^ABD=^BDC (chứng minh trên); ^ADB=^BCD (gt)

Nên ΔADBΔBCD (g – g ).

ABBD=DBCD25=5CDCD=5.52=52=2,5(cm).

Câu 28 : Cho hình thang vuông ABCD, (ˆA=ˆD=90) có DBBCAB=4cmCD=9cm. Độ dài đoạn thẳng BD là

  • A
    8cm.
  • B
    12cm.
  • C
    9cm.
  • D
    6cm.

Đáp án : d

Lời giải :

Ta có AB//CD ( vì cùng vuông góc với AD).^ABD=^BDC (cặp góc so le trong)

Xét ΔABD và ΔBDC có:

^BAD=^DBC=90^ABD=^BDC (chứng minh trên)

Nên ΔABDΔBDC (g – g) ABBD=BDDCBD2=AB.DC=4.9=36BD=6(cm).

Câu 29 : Cho ΔABC vuông tại A, đường cao AH biết BH=4cmCH=9cm. Độ dài đoạn thẳng AH là

  • A
    4,8cm.
  • B
    5cm.
  • C
    6cm.
  • D
    36cm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét ΔHCA và ΔHAB có :

^HAC=ˆB (Vì cùng phụ với ^HAB) ;  ^CHA=^AHB=90

nên ΔHCAΔHAB (g – g ) AHBH=CHAHAH2=BH.CH .

AH2=4.9=36AH=6(cm) .

Câu 30 : Cho hình vẽ, biết ^ACB=^ABDAB=3cmAC=4,5cm. Độ dài đoạn thẳng AD là

  • A
    2cm.
  • B
    2,5cm.
  • C
    3cm.
  • D
    1,5cm.

Đáp án : A

Lời giải :

Xét ΔABC và ΔADB có:

Góc A chung, ^ACB=^ABD (gt)

Nên ΔABCΔADB (g– g ) ABAD=ACABAD=AB.ABAC=3.34,5=2(cm)

Câu 31 : Cho ΔABC vuông tại A có AB=30cmAC=40cm. Kẻ đường cao AH(HBC). Độ dài đường cao AH là

  • A
    18cm.
  • B
    24cm.
  • C
    32cm.
  • D
    36cm.

Đáp án : B

Lời giải :
.

ΔABC vuông tại A nên BC=AB2+AC2=302+402=2500=50(cm).

ΔABC và ΔHBA có góc B chung, ^BAC=^AHB=90 nên ΔABCΔHBA (g – g ).

ACAH=BCAB40AH=5030AH=40.3050=24(cm).

Câu 32 : ΔABC cân tại A, hai đường cao AH và BK, cho BC=6cmAB=5cm. Độ dài  đoạn thẳng BK là

  • A
    4,5cm.
  • B
    4,8cm.
  • C
    3cm.
  • D
    4cm.

Đáp án : B

Lời giải:  

Ta có ΔABC cân tại A AC=AB=5(cm).

Vì ΔABC cân tại A nên AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh BC HB=HC=BC2=62=3(cm).

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông ABH ta có:

AH2=AB2HB2=5232=16 AH=4(cm)

Xét ΔAHC và ΔBKC có: góc C chung; ^AHC=^BKC=90.

Nên ΔAHCΔBKC ( g – g )AHBK=CACBBK=AH.CBCA=4.65=4,8(cm).

Câu 33 : ΔABC vuông tại A có ˆB=60BD là phân giác ˆBAC=18cm. Độ dài đoạn thẳng BD là

  • A
    12cm.
  • B
    10cm.
  • C
    9cm.
  • D
    8cm.

Đáp án : A

Lời giải  :

ΔABC có ˆA=90 nên ˆB+ˆC=90^ACB=30.

Vì BD là phân giác của ˆB nên ^ABD=^DBC=12^ABC=30.

Xét ΔABC và ΔADB có: ^ACB=^ABD=30ˆA chung

Nên ΔABCΔADB ( g – g ) BCBD=ACABBD=AB.BCAC.

Xét ΔABC có ˆA=90ˆC=30 nên ΔABC là nửa tam giác đều BC=2AB.

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC có:

BC2=AB2+AC2(2AB)2=AB2+1823AB2=324AB=108cm.

BC=2108cm. Từ đó BD=AB.BCAC=108.210818=12(cm).

Câu 34 : Với AB//CD thì giá trị của x trong hình vẽ dưới đây là

  • A
    x = 15
  • B
    x = 16
  • C
    x = 7
  • D
    x = 8

Đáp án : A

Lời giải  :

Ta có ABAC=69=23,ACCD=913,5=23

ABAC=ACCD=23

Xét ΔABC và ΔCAD có: ABAC=ACCD(cmt),^BAC=^ACD (so le trong, AB//CD )

ΔABCΔCAD(cgc)ABAC=CACD=BCAD=2310x=23x=10.32=15

Câu 35 : Nếu ΔABC và ΔDEF có ˆA=ˆD , ˆC=ˆF thì

  • A

    ΔABCΔDEF .

  • B

    ΔCABΔDEF .

  • C

    ΔABCΔDFE .  

  • D

    ΔCABΔDFE

Đáp án : A

Lời giải  :

Xét ΔABC và ΔDEF có ˆA=ˆD , ˆC=ˆF nên ΔABCΔDEF (g – g)

Câu 36 : Nếu ΔABC và ΔDEF có ˆA=70 , ˆC=60 , ˆE=50 , ˆF=70 thì

  • A
    ΔACBΔFED .
  • B
    ΔABCΔFED .
  • C
    ΔABCΔDEF .
  • D
    ΔABCΔDFE .

Đáp án : B

Lời giải  :

ΔABC có ˆA+ˆB+ˆC=18070+ˆB+60=180ˆB=50 .

ΔABC và ΔFED có ˆA=ˆF=70 , ˆB=ˆE=50 nên ΔABCΔFED (g – g ).

Câu 37 : Nếu ΔABC và ΔFED có ˆA=ˆF ,cần thêm điều kiện gì dưới đây để ΔABCΔFED ?

  • A
    ˆB=ˆE .
  • B
    ˆC=ˆE .
  • C
    ˆB=ˆD .
  • D
    ˆC=ˆF .

Đáp án : B

Lời giải :

ΔABC và ΔFED có ˆA=ˆF , ˆB=ˆE nên ΔABCΔFED (g – g).

Câu 38 : Cho ΔABCΔABC (g – g ). Khẳng định nào sau đây đúng

  • A
    ˆA=^B .
  • B
    AB=AB .
  • C
    ABAC=ABAC .
  • D
    ABAC=ACAB .

Đáp án : B

Lời giải  :

ΔABCΔABCABAC=ABAC

Câu 39 : Cho hình vẽkhẳng định nào sau đây đúng

  • A

    ΔHIGΔDEF .

  • B

    ΔIGHΔDEF .

  • C

    ΔHIGΔDFE .

  • D

    ΔHGIΔDEF .

Đáp án : A

Lời giải  :

ΔHIG và ΔDEF có ˆH=ˆD , ˆI=ˆE (gt) nên ΔHIGΔDEF (g – g ).

Câu 40 : Hai tam giác đồng dạng với nhau theo trường hợp góc – góc nếu

  • A
    ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia.
  • B
    hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia.
  • C
    có hai cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
  • D
    hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau.

Đáp án : B

Lời giải :

Hai tam giác đồng dạng với nhau theo trường hợp góc – góc nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia.

Câu 41 : Nếu ΔABC và ΔMNP có ˆA=ˆN ; ˆB=ˆM thì

  • A

    ΔABCΔMNP .

  • B

    ΔCABΔNMP .

  • C

    ΔABCΔPMN .  

  • D

    ΔABCΔNMP .

Đáp án : D

Lời giải :

ΔABC và ΔNMP có ˆA=ˆN , ˆB=ˆM nên ΔABCΔNMP (g – g ).

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá