Giải SBT Toán 11 trang 48 Tập 2 Kết nối tri thức

266

Với lời giải SBT Toán 11 trang 48 Tập 2 chi tiết trong Bài 29: Công thức cộng xác suất sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 11 Bài 29: Công thức cộng xác suất

Bài 8.6 trang 48 SBT Toán 11 Tập 2: Trong một căn phòng có 36 người, trong đó có 25 người họ Nguyễn và 11 người họ Trần. Chọn ngẫu nhiên hai người trong phòng đó. Tính xác suất để hai người được chọn có cùng họ.

Lời giải:

Xét các biến cố sau:

A: “Cả hai người được chọn đều họ Nguyễn”;

B: “Cả hai người được chọn đều họ Trần”;

C: “Cả hai người được chọn có cùng họ”.

C là biến cố hợp của A và B.

Do A và B xung khắc nên P(C) = P(A B) = P(A) + P(B).

Ta có nΩ=C362=630 ; n(A) = C252=300 ; n(B) = C112= 55.

Do đó P(A) = 300630; P(B) = 55630.

Suy ra P(C) = P(A) + P(B) = 300630+55630=355630=71126 .

Vậy xác suất để hai người được chọn có cùng họ là 71126.

Bài 8.7 trang 48 SBT Toán 11 Tập 2: Trong một công ty có 40 nhân viên, trong đó có 19 người thích chơi bóng bàn, 20 người thích chơi cầu lông, 8 người không thích chơi cả cầu lông và bóng bàn. Chọn ngẫu nhiên một nhân viên trong công ty đó. Tính xác suất để người đó:

a) Thích chơi ít nhất một trong hai môn bóng bàn và cầu lông.

b) Thích chơi cầu lông và không thích chơi bóng bàn.

c) Thích chơi bóng bàn và không thích chơi cầu lông.

d) Thích chơi đúng một trong hai môn.

Lời giải:

Gọi A là biến cố: “Người đó thích chơi bóng bàn”;

B là biến cố: “Người đó thích chơi cầu lông”.

Khi đó:

Biến cố A B: “Người đó thích chơi ít nhất một trong hai môn bóng bàn và cầu lông”.

Biến cố AB: “Người đó thích chơi cả cầu lông và bóng bàn”.

Biến cố A¯B¯ : “Người đó không thích chơi cả cầu lông và bóng bàn”.

Biến cố A¯B : “Người đó thích chơi cầu lông và không thích chơi bóng bàn”.

Biến cố AB¯ : “Người đó thích chơi bóng bàn và không thích chơi cầu lông”.

Ta có P(A) = 1940; P(B) = 2040; P(A¯B¯) = 840.

a) Ta cần tính P(A B).

Biến cố đối của biến cố A B là biến cố A¯B¯ .

Do đó P(AB) = 1-P(A¯B¯) = 1-840=3240=45.

Vậy xác suất để người đó thích chơi ít nhất một trong hai môn bóng bàn và cầu lông là 45 .

b) Ta cần tính PA¯B.

Từ công thức cộng xác suất suy ra

P(AB) = P(A) + P(B) – P(A B) = 1940+20403240=740.

B=ABA¯B, suy ra P(B) = P(AB) + P(A¯B) .

Do đó P(A¯B) = P(B)-P(AB) = 2040740=1340.

Vậy xác suất để người đó thích chơi cầu lông và không thích chơi bóng bàn là 1340 .

c) Ta cần tính P(AB¯) .

Có A = ABAB¯, suy ra P(A) = P(AB)+P(AB¯).

Do đó P(AB¯) = P(A)-P(AB) = 1940740=1240=310.

Vậy xác suất để người đó thích chơi bóng bàn và không thích chơi cầu lông là 310 .

d) Gọi E là biến cố: “Người đó thích chơi đúng một trong hai môn cầu lông hay bóng bàn”.

Ta có E=AB¯A¯B , suy ra P(E) = PAB¯+PA¯B = 1240+1340=2540=58 .

Vậy xác suất để người đó thích chơi đúng một trong hai môn cầu lông hay bóng bàn là 58 .

Đánh giá

0

0 đánh giá