Em hãy đọc các điều của những Tuyên ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi: a. “Tất cả mọi người sinh ra

125

Với giải Câu 5 trang 32 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 5 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các điều của những Tuyên ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu".

(Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)

b. “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm. Bản Tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy”.

(Điều 7 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)

c. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc”.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

1/ Em hãy cho biết ý nghĩa của các Tuyên ngôn nêu trên.

2/ Theo em, pháp luật có vai trò gì trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội?

Lời giải:

- Cả ba điều ở ba bản tuyên ngôn đều đề cập tới quyền bình đẳng của gái công dân trước pháp luật. Đây là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội, vì pháp luật là phương tiện bảo đảm và thể bảo vệ quyền con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá