Sách bài tập KTPL 11 Bài 9 (Kết nối tri thức): Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

1.8 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về mặt thi

A. quyền và nghĩa vụ.

B. quyền và trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm pháp lí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

b) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. thực hiện pháp luật.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. trách nhiệm trước Toà án.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

c) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng dân tộc.

B. Bình đẳng về thành phần xã hội.

C. Bình đẳng tôn giáo.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

d) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. trong sản xuất.

C. trong kinh tế.

D. về điều kiện kinh doanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

e) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bác Hồ nói: “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ có nghĩa là công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm với đất nước.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. quyền của công dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

b. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

c. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

d. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu pháp lí như nhau. chịu trách trách nhiệm

Lời giải:

Trường hợp a. Sai vì theo quy định của pháp luật, một số quyền mà công dân chỉ được thực hiện khi đạt độ tuổi nhất định. Ví dụ, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 27 Hiến pháp năm 2013).

Trường hợp b. Sai,vì theo quy định của pháp luật, có các quyền mà công dân được hưởng và nghĩa vụ công dân phải thực hiện khi đạt độ tuổi nhất định. Ví dụ: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29 Hiến pháp năm 2013); Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự (Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015).

Trường hợp c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp,... trước pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

Trường hợp d. Sai, vì theo quy định của pháp luật, từng ngành luật quy định khác nhau về độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí. Ví dụ, pháp luật hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); Hay pháp luật dân sự quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phục vụ cuộc sống hằng ngày và phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình (khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015);...

Câu 3 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi/ việc làm của các chủ thể dưới đây:

a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri đề anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.

1/ Hành vi của cán bộ xã T là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

2/ Trong trường hợp này, anh M cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng của mình?

b. Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gốm sứ cho anh V buộc phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với anh V và cùng tồn tại, phát triển ngay trên quê hương của mình.

Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?

c. G và N cùng tốt nghiệp trung học phổ thông. G dự thi và trúng tuyển vào hệ thi chính quy của Trường Đại học B, còn N đi làm công nhân tại Nhà máy X, sau đó dự thi và trúng tuyển vào hệ vừa học vừa làm cũng của Trường Đại học B. Sau những năm miệt mài học tập, cả hai đều tốt nghiệp Trường Đại học B và cùng làm việc tại Nhà máy X.

1/ Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được G và N thực hiện như thế nào?

2/ Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X có thể hiện sự bình đẳng của công Đại dân không? Vì sao?

d. Bà U kinh doanh mặt hàng điện máy, ông Y kinh doanh vật liệu xây dựng. Cả hai cùng trốn thuế nên đã bị cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đối với bà U và ông Y có thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

Lời giải:

Tình huống a. Việc làm của cán bộ xã T là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, không phân biệt nam nữ, học vấn, giàu nghèo,... Để bảo vệ quyền của mình, anh M cần khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Tình huống b. Việc làm của anh V và những người đã dạy nghề cho anh V là đúng, vì mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế) và có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Trong nền kinh tế thị trường, mọi người buộc phải cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển. Điều này có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển.

Tình huống c. G và N đã thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục bằng những cách thức khác nhau. Việc họ cùng làm việc trong Nhà máy X thể hiện sự bình đẳng giữa họ trong lĩnh vực kinh tế. Theo Điều 35 Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

Tình huống d. Việc cơ quan có thẩm quyền xử lí đối với bà U và ông Y là đúng tinh thần công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, vì theo Điều 3 Luật Xử lí vi phạm hành chính thì: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Câu 4 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Trường Trung học phổ thông H có một lớp chọn dành cho học sinh giỏi. Điều kiện để vào lớp học này là phải thi đỗ với số điểm cao. Nhiều bạn muốn vào hệ lớp học này để có điều kiện học tập tốt hơn nhưng khi thi thì chỉ đủ điểm đỗ vào các lớp đại trà. Các bạn này nói, họ không được bình đẳng với các bạn được tuyển vào lớp chọn. Một số bạn khác thì băn khoăn vì không hiểu nên suy nghĩ như thế nào cho đúng.

1/ Theo em, giữa các bạn thi đỗ, được tuyển vào lớp chọn với các bạn không được tuyển vào lớp chọn có sự bình đẳng với nhau không? Vì sao?

2/ Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của học sinh trong việc thi và tuyển vào lớp chọn?

b. P và C là bạn thân, cùng đủ 18 tuổi. P không thi đỗ đại học nên ở nhà làm thợ mộc cùng bố, còn C thì thi đạt kết quả cao nên đã đến thành phố học đại học. Một thời gian sau, chỉ có P là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, còn C được tạm hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học. Có người nói đây là biểu hiện bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân. Em có thể giải thích thế nào về biểu hiện này?

c. Vào giờ tan học buổi chiều, hai học sinh gồm T (17 tuổi) và M (15 tuổi) đi vào đường ngược chiều nên bị cảnh sát giao thông xử phạt. T bị phạt tiền, M thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Khi về nhà, T kể lại cho bố mẹ câu chuyện này. Bố mẹ T bức xúc, vì cho rằng chú cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không công bằng: Cùng đi xe đạp vào đường ngược chiều mà người thì bị phạt tiền, người thì chỉ bị phạt cảnh cáo.

1/ Theo em, tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một vi phạm như nhau mà chú cảnh sát giao thông lại áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?

2/ Hành vi xử phạt của chú cảnh sát giao thông có trái với nguyên tắc “Mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” hay không? Vì sao?

Lời giải:

Tình huống a. Giữa các bạn thi đỗ, được tuyển vào lớp chọn với các bạn thi đỗ nhưng không được vào lớp chọn vẫn có sự bình đẳng.

Quyền bình đẳng của công dân - học sinh đã được thể hiện trong quá trình học tập, trong cùng một điều kiện như nhau nhưng ai có kết quả học tập tốt, thi đỗ điểm cao thì mới được tuyển chọn, không thể ai cũng được vào lớp chọn.

Tình huống b. Cả P và C đều bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là biểu hiện của bình đẳng về nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia lực lượng Quân đội để bảo vệ Tổ quốc. Theo quy định của Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. in Do vậy, mặc dù cùng đủ 18 tuổi nhưng P thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, C được hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học theo quy định của pháp luật.

Tình huống c. Cả hai học sinh đều cùng đi vào đường ngược chiều, cùng vi phạm như nhau nhưng T bị phạt tiền là đúng, còn M không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, vì pháp luật quy định không phạt tiền người dưới 16 tuổi.

Hành vi xử phạt của chú cảnh sát giao thông hoàn toàn đúng, không trái với nguyên tắc “Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”, vì chú cảnh sát giao thông Tin đã thực hiện đúng pháp luật, mà pháp luật quy định không phạt tiền người dưới 16 tuổi là đã tính đến đặc điểm về độ tuổi của người vi phạm, không phải ai cũng bị xử phạt như nhau. Đây thực chất là nội dung của quyền bình đẳng.

Câu 5 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các điều của những Tuyên ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu".

(Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)

b. “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm. Bản Tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy”.

(Điều 7 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)

c. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc”.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

1/ Em hãy cho biết ý nghĩa của các Tuyên ngôn nêu trên.

2/ Theo em, pháp luật có vai trò gì trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội?

Lời giải:

- Cả ba điều ở ba bản tuyên ngôn đều đề cập tới quyền bình đẳng của gái công dân trước pháp luật. Đây là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội, vì pháp luật là phương tiện bảo đảm và thể bảo vệ quyền con người.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

a) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

b) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

- Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | Kinh tế Pháp luật 11

2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

- Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá