Với giải Câu 4 trang 31 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Câu 4 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Trường Trung học phổ thông H có một lớp chọn dành cho học sinh giỏi. Điều kiện để vào lớp học này là phải thi đỗ với số điểm cao. Nhiều bạn muốn vào hệ lớp học này để có điều kiện học tập tốt hơn nhưng khi thi thì chỉ đủ điểm đỗ vào các lớp đại trà. Các bạn này nói, họ không được bình đẳng với các bạn được tuyển vào lớp chọn. Một số bạn khác thì băn khoăn vì không hiểu nên suy nghĩ như thế nào cho đúng.
1/ Theo em, giữa các bạn thi đỗ, được tuyển vào lớp chọn với các bạn không được tuyển vào lớp chọn có sự bình đẳng với nhau không? Vì sao?
2/ Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của học sinh trong việc thi và tuyển vào lớp chọn?
b. P và C là bạn thân, cùng đủ 18 tuổi. P không thi đỗ đại học nên ở nhà làm thợ mộc cùng bố, còn C thì thi đạt kết quả cao nên đã đến thành phố học đại học. Một thời gian sau, chỉ có P là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, còn C được tạm hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học. Có người nói đây là biểu hiện bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân. Em có thể giải thích thế nào về biểu hiện này?
c. Vào giờ tan học buổi chiều, hai học sinh gồm T (17 tuổi) và M (15 tuổi) đi vào đường ngược chiều nên bị cảnh sát giao thông xử phạt. T bị phạt tiền, M thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Khi về nhà, T kể lại cho bố mẹ câu chuyện này. Bố mẹ T bức xúc, vì cho rằng chú cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không công bằng: Cùng đi xe đạp vào đường ngược chiều mà người thì bị phạt tiền, người thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
1/ Theo em, tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một vi phạm như nhau mà chú cảnh sát giao thông lại áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?
2/ Hành vi xử phạt của chú cảnh sát giao thông có trái với nguyên tắc “Mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” hay không? Vì sao?
Lời giải:
Tình huống a. Giữa các bạn thi đỗ, được tuyển vào lớp chọn với các bạn thi đỗ nhưng không được vào lớp chọn vẫn có sự bình đẳng.
Quyền bình đẳng của công dân - học sinh đã được thể hiện trong quá trình học tập, trong cùng một điều kiện như nhau nhưng ai có kết quả học tập tốt, thi đỗ điểm cao thì mới được tuyển chọn, không thể ai cũng được vào lớp chọn.
Tình huống b. Cả P và C đều bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là biểu hiện của bình đẳng về nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia lực lượng Quân đội để bảo vệ Tổ quốc. Theo quy định của Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. in Do vậy, mặc dù cùng đủ 18 tuổi nhưng P thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, C được hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học theo quy định của pháp luật.
Tình huống c. Cả hai học sinh đều cùng đi vào đường ngược chiều, cùng vi phạm như nhau nhưng T bị phạt tiền là đúng, còn M không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, vì pháp luật quy định không phạt tiền người dưới 16 tuổi.
Hành vi xử phạt của chú cảnh sát giao thông hoàn toàn đúng, không trái với nguyên tắc “Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”, vì chú cảnh sát giao thông Tin đã thực hiện đúng pháp luật, mà pháp luật quy định không phạt tiền người dưới 16 tuổi là đã tính đến đặc điểm về độ tuổi của người vi phạm, không phải ai cũng bị xử phạt như nhau. Đây thực chất là nội dung của quyền bình đẳng.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 4 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:...
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực