Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao

1 K

Với giải Câu 2 trang 29 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 2 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

b. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

c. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

d. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu pháp lí như nhau. chịu trách trách nhiệm

Lời giải:

Trường hợp a. Sai vì theo quy định của pháp luật, một số quyền mà công dân chỉ được thực hiện khi đạt độ tuổi nhất định. Ví dụ, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 27 Hiến pháp năm 2013).

Trường hợp b. Sai,vì theo quy định của pháp luật, có các quyền mà công dân được hưởng và nghĩa vụ công dân phải thực hiện khi đạt độ tuổi nhất định. Ví dụ: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29 Hiến pháp năm 2013); Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự (Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015).

Trường hợp c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp,... trước pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

Trường hợp d. Sai, vì theo quy định của pháp luật, từng ngành luật quy định khác nhau về độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí. Ví dụ, pháp luật hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); Hay pháp luật dân sự quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phục vụ cuộc sống hằng ngày và phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình (khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015);...

Đánh giá

0

0 đánh giá