Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Câu 1 trang 38, 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật riêng của tôn giáo mình.
B. các tôn giáo được quyền ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
D. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tự do, không giới hạn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. giữa các tôn giáo.
B. giữa các tín ngưỡng.
C. giữa các chức sắc.
D. giữa các tín đồ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. điều lệ của tổ chức tôn giáo.
B. pháp luật.
C. quyết định của Toà án.
D. quyết định của chính quyền địa phương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
d) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. cơ sở để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Lời giải:
Ý kiến a. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
Ý kiến b. Sai,vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Ý kiến c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Ý kiến e. Sai, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển mà còn tạo điều kiện cho các tôn giáo nhỏ phát triển. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Câu 3 trang 39, 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Trong tình huống này, ai thực hiện đúng, ai vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
Lời giải:
Trong tình huống này, bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, anh H thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bà A vi phạm vì đã phân biệt đối xử với người theo tôn giáo bằng việc loại ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Anh H thực hiện đúng vì đã yêu cầu bà A giữ nguyên danh sách ứng cử có ông C, để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong việc thực hiện quyền chính trị của công dân.
Lời giải:
Chủ thể thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là Toà án nhân dân huyện; chủ thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tôn giáo N và tôn giáo Q.
Toà án nhân dân huyện đã áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với cả hai tôn giáo vì hai tôn giáo này đều có những hành vi vi phạm pháp luật: tôn giáo N thì tuyên truyền không đúng sự thật về tôn giáo Q; tôn giáo Q đã không tố cáo về hành vi sai trái của tôn giáo N đối với tôn giáo của mình mà đã xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của các tín đồ thuộc tôn giáo N.
Lời giải:
- Tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người, không phân biệt dựa trên tôn giáo của họ.
- Tham gia vào hoạt động xã hội chung mà không có sự phân biệt tôn giáo.
- Không phê phán hay lăng mạ đối với tôn giáo khác.
- Hỗ trợ và tham gia vào hoạt động tạo sự hiểu biết và tôn trọng các tôn giáo khác nhau.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo của người khác được thực hành tự do và không gặp phải sự cản trở từ phía chúng tôi.
Lời giải:
- Từ bi và lòng mừng trong Phật giáo: Phật giáo tôn trọng cảnh giác, từ bi và lòng mừng. Từ bi, tức lòng từ tâm, là khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức Phật giáo. Người theo Phật giáo được khuyến khích sống với sự tử tế và hiếu thảo đối với tất cả mọi người. Lòng mừng là khả năng để vui mừng cho người khác và chia sẻ niềm vui với những người khác.
- Khoan dung và lòng biết ơn trong Hồi giáo: Hồi giáo tôn trọng tất cả các thành viên trong cộng đồng, bất kể tôn giáo hay quốc tịch. Giáo lý Hồi giáo khuyến khích mọi người sống với sự khoan dung, thông cảm và sẵn lòng chấp nhận sự đa dạng về tôn giáo và văn hóa. Một nét đẹp khác trong Hồi giáo là lòng biết ơn và sự trân trọng với mọi người, và việc chia sẻ những gì mình có với những người khác.
- Tôn trọng tổ tiên và lòng hiếu thảo trong đạo Gia đình: Đạo Gia đình tôn trọng và vinh danh tổ tiên và tổ chức gia đình. Người theo đạo này coi trọng lòng hiếu thảo và tôn trọng đối với các thành viên trong gia đình. Các giá trị như sự chăm sóc và trách nhiệm gia đình rất quan trọng trong đạo Gia đình.
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
Lý thuyết KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
a) Bình đẳng về quyền
- Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình sinh hoạt tôn giáo,... Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b) Bình đẳng về nghĩa vụ
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
c) Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo pháp luật.
2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo".
- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.