Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 7
Bài tập 1 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2:Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao).
Trả lời:
Dàn ý: Thuyết minh truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.
2, Thân bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả: quê quán, đặc điểm con người, các tác phẩm tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng Tám.
- Giới thiệu chung về tác phẩm Chữ người tử tù: nêu thể loại, xuất xứ; tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện (kể về cuộc gặp gỡ éo le giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục,...).
- Thuyết minh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về tư tưởng: thể hiện quan niệm tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và người nghệ sĩ; cảm hứng khẳng định, ngợi ca sức mạnh kì diệu của cái đẹp kết tinh từ tài hoa, thiên lương và khí phách; thái độ phủ định, phê phán thực tại...
+ Về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc; nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp lãng mạn,...
3, Kết bài: Khẳng định vị trí và đóng góp của truyện ngắn cho công cuộc hiện đại hoá nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 2:Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du.
SỞ KIẾN HÀNH
(Những điều trông thấy)
Dịch thơ
Một mẹ cùng ba con,
Lê la bên đường nọ,
Đứa bé ôm trong lòng,
Đứa lớn tay mang giỏ.
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám.
Nửa ngày bụng vẫn không,
Quần áo vẻ co dúm.
Gặp người chẳng dám nhìn,
Lệ sa vạt áo ướt.
Mấy con vẫn cười đùa,
Biết đâu lòng mẹ xót.
Lòng mẹ xót vì sao?
Đói kém phải xiêu bạt.
Nơi đây mùa khá hơn,
Giá gạo không quá đắt.
Quản chi bước lưu li,
Miễn sống qua thì đói.
Nhưng một người làm thuê,
Nuôi bốn miệng sao nổi!
Lần phố xin miếng ăn,
Cách ấy đâu được mãi!
Chết lăn rãnh đến nơi,
Thịt da béo cầy sói.
Mẹ chết có tiếc gì,
Thương đàn con vô tội.
Nỗi đau như xé lòng,
Trời cao có thấu nỗi?
Gió lạnh bỗng đâu về,
Khách đi đường rầu rĩ,
Đêm qua trạm Tây Hà,
Mâm cỗ sang vô kể.
Vây cá hầm gân hươu,
Lợn dê mâm đầy ngút.
Quan lớn không gắp qua,
Các thầy chỉ nếm chút.
Thức ăn thừa đổ đi,
Quanh xóm no đàn chó,
Biết đâu bên đường quan,
Có mẹ con đói khổ.
Ai vẽ bức tranh này,
Dâng lên nhà vua rõ.
(Nguyễn Hữu Bổng dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Công ti Sách Thời đại & NXB Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 385 – 386)
Trả lời:
1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và bài thơ Sở kiến hành (Những điều trông thấy).
2, Thân bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm: được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc; viết bằng thể hành; viết về những kiếp người cùng khổ; cảm hứng nhân đạo và phê phán, tố cáo xã hội,...
- Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về tư tưởng: bày tỏ sự đồng cảm, nỗi đau đớn, xót thương dành cho bốn mẹ con người ăn mày sắp chết đói và những thân phận bị đẩy vào cảnh khốn cùng; thể hiện thái độ căm phẫn đối với giai cấp thống trị và niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội bất công, phi lí,... Qua đó, thể hiện tầm vóc tư tưởng và văn hoá của tác giả khi đối diện với con người, cuộc sống trên đất nước Trung Quốc.
+ Về nghệ thuật: yếu tố tự sự rất đậm nét (câu chuyện về bốn mẹ con người ăn mày tha phương cầu thực mà không thoát khỏi cảnh chết đói; về đám quan lại phè phỡn, xa hoa và cả sự thờ ơ, vô tình của kẻ “thay trời chăn dân”,...) kết hợp với cảm xúc trữ tình tha thiết, mãnh liệt; bút pháp hiện thực và nghệ thuật tương phản; lối viết “ý tại ngôn ngoại” – lời hết mà ý chưa dứt,...
3, Kết bài: Bài thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc; góp phần mở ra khuynh hướng “sở kiến, sở văn” (viết về những điều mắt thấy, tai nghe) trong thơ trung đại Việt Nam.
Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2:Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn (khoảng 1.000 chữ) giới thiệu một sáng tác của Nguyễn Du viết về đề tài người phụ nữ (ngoài các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai).
Trả lời:
1, Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du (tư tưởng chủ đạo, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)
- Dẫn dắt vấn đề thuyết minh: khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Điếu La Thành giả ca”.
2, Thân bài
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Thể loại tác phẩm
- Bố cục tác phẩm
- Những điểm đặc sắc về nội dung của tác phẩm
- Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
3, Kết bài
Khái quát giá trị, ý nghĩa của văn bản trong nền văn học và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu các yếu tố làm nên đặc điểm con người và hình thành cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du....
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng vào vở theo gợi ý dưới đây và điền thông tin phù hợp:...
Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung bạn cho là đặc sắc....
Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào văn bản Tác gia Nguyễn Du, hãy chỉ ra những sáng tạo của tác giả Truyện Kiều trong cách tổ chức cốt truyện....
Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu gì ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật?...
Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét sau đây về các hình thức ngôn ngữ xuất hiện trong đoạn thơ đúng hay sai: " Trong đoạn thơ có lời người kể chuyện, lời thoại của Thuý Kiều và lời thoại của Thuý Vân”?...
Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét nào đúng với nội dung hàm chứa trong lời “hỏi hạn” của Thúy Văn dành cho Thuý Kiều?...
Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điều gì thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân?...
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Vì sao khi nói lời trao duyên, Thuý Kiều lại lựa chọn “vị thế” của người chịu ơn. Điều đó thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Thuý Kiều?...
Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời trao duyên đã thể hiện trạng thái tâm lí nào của nhân vật Thuý Kiều? Chỉ ra những biểu hiện của trạng thái tâm lí đó....
Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả trong đoạn thơ....
Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư”, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em....
Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?...
Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung lời Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân khi trao kỉ vật....
Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra những điểm mâu thuẫn giữa lời Thuý Kiều dặn dò khi trao kỉ vật với lời nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân....
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều khi trao kỉ vật cho Thuý Vân có gì thay đổi so với khi thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên? Điều gì dẫn tới sự thay đổi đó?...
Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu thơ: “Mai sau dù có bao giờ,/ Đốt lò hương ấy so tơ phím này”....
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu các chi tiết, sự việc tương đồng được miêu tả trong hai đoạn trích....
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra các chi tiết có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du lược bỏ ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên....
Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra các chi tiết không có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du thêm vào ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên....
Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Khi trao kỉ vật, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong hai đoạn trích có gì khác biệt?...
Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau: “Duyên này thì giữ vật này của chung”; “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”....
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây, yếu tố “thành” trong từ ngữ nào có cùng nghĩa với từ”thành” trong câu thơ thứ nhất? Hãy nêu ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành” xuất hiện trong các từ ngữ....
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn phương án đúng nhất thể hiện cách hiểu của dịch giả Vũ Tam Tập về câu thơ thứ hai trong bản dịch 1 (SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 18). Nêu nhận xét ngắn gọn về cách hiểu của dịch giả....
Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Theo bạn, nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gẫn nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); ”duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một thứ nhất); thì ý thơ sẽ thay đổi như thế nào?...
Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đối (đối về thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp) trong hai câu thực....
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của “son phấn” và “văn chương”. Hãy nêu quan điểm của bạn về ý kiến trên....
Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy khái quát nội dung của bốn câu thơ đầu....
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?...
Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?...
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?...
Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên....
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch....
Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?...
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?...
Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét sau đây về nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích đúng hay sai: “Tính cách nhân vật Từ Hải được khám phá, khắc hoạ chủ yếu qua diễn biến nội tâm”?...
Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bốn câu thơ đầu (2213 – 2216) gợi bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Bối cảnh đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải?...
Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói của nhân vật Thuý Kiều có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Từ Hải không? Vì sao?...
Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói lúc chia tay Thuý Kiều thể hiện những đặc điểm tính cách nào của nhân vật Từ Hải?...
Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu cảm nhận về hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối....
Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra năm từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Nêu giá trị biểu hiện của những từ Hán Việt đó....
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,... viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,... của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,... đó đề cập....
Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ và các hình ảnh liên quan đến cây sen....
Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?...
Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?” trong Truyện Kiều?...
Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài thơ có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả....
Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm?...
Bài tập 1 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao)....
Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du....
Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn (khoảng 1.000 chữ) giới thiệu một sáng tác của Nguyễn Du viết về đề tài người phụ nữ (ngoài các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai)....
Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Sử dụng dàn ý của bài tập 1 trong phần Viết để lập đề cương cho bài nói theo đề tài: Giới thiệu một tác phẩm văn học tự chọn....
Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Sử dụng dàn ý của bài tập 2 trong phần Viết để chuẩn bị bài nói theo đề tài: Giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du....
Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Quan điểm của bạn về lòng khoan dung....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí
Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin
Bài 9: Lựa chọn và hành động