Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai

231

Với giải Câu 3 trang 5 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Theo bạn, nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gẫn nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); ”duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một thứ nhất); thì ý thơ sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Từ “độc” có các nét nghĩa chính sau đây: a. chỉ có một mình, lẻ loi (như: độc tấu, đơn độc,...); b. riêng biệt, duy nhất (như: độc đáo, độc quyền, độc tôn,..).

→ Từ “độc” trong câu thơ có nét nghĩa a, nhấn mạnh (thân phận) cô đơn, (tâm trạng) cô quạnh.

- Nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gần nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); “duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một, thứ nhất); thì nghĩa của ý thơ sẽ thay đổi. Các từ “đơn”, “nhất” thiên về chỉ sự tồn tại, biểu thị số lượng, nhấn mạnh ý “một người khóc". Trong khi đó, từ “độc” thiên về chỉ tâm thể, tâm trạng, thân phận: riêng một mình khóc, khóc trong sự lẻ loi, nhấn mạnh nỗi niềm – sự tri âm riêng của người “đồng bệnh tương lân”.

Đánh giá

0

0 đánh giá