Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai

313

Với giải Câu 2 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?

Trả lời:

- Tiểu đối “phong vận kì oan” (nỗi oan khiên kì lạ của người phong vận – về trước) đối với “ngã tự cư” (ta tự mình mang chịu – vế sau).

- Từ “phong vận” vốn có nhiều nét nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh này thiên về nghĩa chỉ người phụ nữ, người con gái nết na, phong nhã. Nét nghĩa này tạo thành thể đối về ý với “ngã” (tôi, ta) - Tố Như, là một đấng mày râu, tu mi nam tử,...

=> Từ “phong vận” để chỉ nàng Tiểu Thanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá