Quan điểm của bạn về lòng khoan dung. Lập dàn ý cho bài nói của bạn khi tham gia thảo luận về vấn đề trên

475

Với giải Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Quan điểm của bạn về lòng khoan dung.

Lập dàn ý cho bài nói của bạn khi tham gia thảo luận về vấn đề trên.

Trả lời:

Tham khảo gợi ý sau:

1, Mở đầu

- Giới thiệu vấn đề cần thảo luận: Lòng khoan dung

2, Triển khai

* Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.

- Định nghĩa:

+ Về mặt từ ngữ và khái niệm, “khoan dung” là rộng lòng bao dung (khoan: rộng rãi, độ lượng, tha thứ, thương yêu; dung: bao bọc, bao hàm, có thể tiếp nhận, dung chứa được). Các từ ngữ Hán Việt liên quan có chứa yếu tố khoan và dung có thể sử dụng để diễn giải: khoan ái, khoan hoà, khoan hậu, khoan nhã, khoan thứ khoan từ; dung dị, dung hợp, dung nạp, dung thứ,...

+ Về mặt tư tưởng: khoan dung là một biểu hiện căn bản của tinh thần/ tư tưởng nhân đạo; thể hiện lối sống, hành động ứng xử cũng như cách suy nghĩ nhân văn của con người, trong các mối quan hệ. Lòng yêu thương, thái độ trân trọng, khát vọng nâng cao giá trị con người,... là những chuẩn mực đạo đức mà nhân loại đã khẳng định.

- Ý nghĩa của lòng khoan dung:

+ Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.

+ Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

3, Kết luận

- Khẳng định giá trị của lòng khoan dung trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân

Đánh giá

0

0 đánh giá