Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành

192

Với giải Câu 4 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên.

Trả lời:

- Mối quan hệ, sự tiếp nhận và ảnh hưởng Đường thi trong các sáng tác của Nguyễn Du (cả chữ Hán và chứ Năm) là một thực tế. Tiêu biểu nhất của ảnh hưởng này có thể kể đến nghệ thuật miêu tả tiếng đàn (tiếng đàn của người ca nữ trong Tì bà hành và tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều). Tuy nhiên, trong trường hợp này, không thể xác định Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của Bạch Cư Dị về bút pháp nghệ thuật hay về nội dung so sánh hai câu thơ trong hai sáng tác, cũng không có biểu hiện của việc dụng điển.

- Bạch Cư Dị và Nguyễn Du là những nhà thơ có cùng tư tưởng hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Họ đều có những trải nghiệm và suy tư về thân phận bi kịch của con người và thời đại mình sống; cùng có những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận người con gái tài sắc trong xã hội phong kiến. Hai câu thơ nói trên cho thấy cả hai nhà thơ đều có chung một suy tư, một tâm hồn đồng cảm với số phận những người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh. Cả hai nhà thơ đều vượt qua giới hạn của hệ tư tưởng phong kiến, vốn trọng nam khinh nữ, để cùng đồng nhất thân phận của mình (một vị quan, một đấng nam nhi) với thân phận nhỏ bé của người phụ nữ bất hạnh. Bạch Cư Dị trong bài Tì bà hành coi số phận của mình cũng giống số phận của người ca nữ: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân”. Nguyễn Du coi mình là người cùng hội cùng thuyền với kẻ phong nhã, tự mình có chung nỗi oan khiên lạ lùng mà khách má hồng phải chịu đựng: “Phong vận kì oan ngã tự cư

Đánh giá

0

0 đánh giá