Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời

355

Với giải Câu 6 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong bài tựa Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã liên hệ từ việc Thuý Kiều khóc thương người hồng nhan bạc mệnh đời trước là Đạm Tiên, đến việc Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Kiều thời xưa để bình luận về cái “thông lụy” (mối lụy chung) của người tài tử.

- Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí xót thương cho người đời trước là Tiểu Thanh và thương cho thân phận mình, đồng nhất thân phận của mình với thân phận kẻ hồng nhan (“Cái án phong lưu khách tự mang”). Từ đó, nhà thơ dự cảm và việc người đời sau, theo lẽ “đồng bệnh tương liên, hẳn có kẻ khóc thương cho Tố Như – người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, với nỗi đau của người trong cuộc dành cho những số phận tài tử, hồng nhan, bất hạnh. Tuy câu thơ của Nguyễn Du có ý cảm thán về số phận tự thán, nhưng hoàn toàn có cơ sở để gắn kết cảm xúc, tâm sự, dự cảm ấy với ý kiến khái quát rất sâu sắc mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết trong bài tựa Truyện Kiều.

Đánh giá

0

0 đánh giá