Với giải Câu 5 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.
Trả lời:
- Nguyên văn nội dung của hai câu kết: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ, người nào sẽ khóc Tố Như?). Cụm từ “hà nhân” (người nào?, ai là người?) trong nguyên văn có chức năng là một ý hỏi chi tiết (câu hỏi bộ phận), đặt trong một cấu trúc câu thơ có dạng thức trần thuật. “Tiền giả định” của câu thơ là: Hẳn có người sẽ khóc thương cho Tố Như (xem thêm gợi ý trả lời câu hỏi 6 ở dưới).
- Nội dung hai câu thơ kết trong bản dịch của Vũ Tam Tập: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Cấu trúc “ai... chăng?” của câu thơ dịch (có ai... hay không?) đã chuyển ý hỏi bộ phận trong nguyên văn thành một câu có cấu trúc nghi vấn (câu hỏi toàn bộ).“Tiền giả định” của câu thơ dịch là: Tác giả không biết có ai sẽ khóc Tố Như hay không?
Xem thêm lời giải Sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng vào vở theo gợi ý dưới đây và điền thông tin phù hợp:...
Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điều gì thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân?...
Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy khái quát nội dung của bốn câu thơ đầu....
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?...
Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu cảm nhận về hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối....
Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Quan điểm của bạn về lòng khoan dung....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí