Sách bài tập Ngữ Văn 8 Viết trang 31 | Kết nối tri thức

426

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 31 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 31

Bài tập 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một nét đặc sắc trong một bài thơ trào phúng mà em biết.

Trả lời:

- Dạng đoạn văn nghị luận văn học đã rất quen thuộc với em. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của bài tập, em cần trang bị tốt tri thức về thơ trào phúng. - Chọn một bài thơ trào phúng mà em cho là thú vị, lựa chọn một nét đặc sắc (ví dụ: đối tượng trào phúng đặc biệt, giọng điệu trào phúng đặc sắc, nghệ thuật tạo tiếng cười trào phúng tài tình,...) trong bài thơ đó để tiến hành phân tích. - Khi triển khai viết, cần lưu ý đoạn văn phải có kết cấu rõ ràng, đảm bảo dung lượng và các yêu cầu về liên kết, diễn đạt.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”,  Lai Tân mà vẫn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương).

Trả lời:

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ.

- Thân bài: Có thể phân tích theo bố cục bài thơ (tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi 1 ở bài tập 5):

* Ý 1: Hai câu thơ đầu:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng câu cảm thán.

* Ý 2: Hai câu thơ cuối:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân

(bà đầm).

+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng thủ pháp đối.

- Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá