Tác dụng của việc dùng từ lẫn để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung là gì

663

Với giải Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 1. trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương trong SGK (tr. 82 – 83) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của việc dùng từ lẫn để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung là gì?

Trả lời:

Từ ngữ có nghĩa thường dùng được ghi nhận trong các từ điển, đồng thời có thể mang nghĩa đặc thù chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể. Em cần xác định ý nghĩa của từ lẫn trong bài thơ này.

Từ lẫn trong bài thơ thể hiện tình trạng đan xen, lẫn lộn, không phân biệt được cái nọ với cái kia. Từ lẫn vì vậy không chỉ miêu tả thực tế việc tổ chức gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định lúc bấy giờ (khoa thi Đinh Dậu, 1897), mà còn thể hiện sắc thái đánh giá tiêu cực: lẫn lộn, pha tạp (không chỉ ở sự xuất hiện đồng thời của sĩ tử của cả hai trường thi, mà các câu thơ sau đó còn cho thấy có sự hiện diện của người Pháp trong một kì thi tuyển nhân tài của người Việt).

Đánh giá

0

0 đánh giá