Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ

3.7 K

Với giải Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 5. trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không!

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14,

Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223)

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Gợi ý về tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ:

– Hình thức hai vế đối có vẻ ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt - rồng) nhưng đều khắc hoạ những nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng. - Cách sắp xếp bà đầm, trên ghế ở câu thơ trước; ông cử, dưới sân ở câu thơ sau vừa khớp với trật tự trên – dưới, vị trí của hai nhân vật trong không gian thực, vừa lột tả được sự thảm hại đến đáng thương của cái “đầu rồng” đỗ đạt, ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang. Đây là những hình tượng thơ mang tính biểu trưng rõ nét cho thực trạng đen tối của dân tộc ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Đánh giá

0

0 đánh giá